Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Nhiều học sinh có nguy cơ bỏ học

PV - 12:11, 07/11/2018

Hàng ngàn học sinh ở các địa phương miền núi tỉnh Quảng Nam không được hưởng các chế độ chính sách do gia đình các em thuộc các thôn, xã thoát khỏi danh sách đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên do không còn hỗ trợ, hàng trăm học sinh vùng đồng bào DTTS nơi đây có nguy cơ bỏ học.

Quảng Nam Học sinh miền núi Quảng Nam gặp nhiều khó khăn khi đến trường.

Nguy cơ bỏ học

Theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP và quy định tại Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ (về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2016-2020), hàng trăm học sinh bán trú ở các địa phương miền núi Quảng Nam không còn nằm trong diện đặc biệt khó khăn. Bởi vậy, các em không còn được hưởng các chế độ chính sách như trước đây, dù gia đình rất khó khăn. Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam, toàn tỉnh có 1.843 học sinh bị cắt giảm chế độ hỗ trợ của Nhà nước, gồm tiền ăn, gạo, được ở bán trú hoặc hỗ trợ tiền ở… Trong đó, THPT có 699 em, cấp tiểu học và THCS có 1.144 em.

Chế độ hỗ trợ không còn, việc duy trì bán trú tại các trường học gặp khó nên nhiều học sinh có nguy cơ bỏ học giữa chừng. Năm học 2017-2018, toàn huyện Tây Giang có 381/5.414 học sinh thuộc diện bán trú ở 9 xã bị cắt các chế độ liên quan Nghị định 116, với hơn 1,8 tỷ đồng.

Đơn cử, nhiều học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT)-THCS Nguyễn Văn Trỗi bị cắt chế độ hỗ trợ buộc trường phải xóa bỏ mô hình trường bán trú; 180 em học sinh phải tự lo ăn, ở. Trường PTDTBT-THCS Lý Tự Trọng có 50 em; Trường PTDTBT-THCS Nguyễn Bá Ngọc có 40 em và Trường PTDTBT-Tiểu học Bhalêê có 33 em.

Thầy giáo Hồ Minh Quốc, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT-THCS Nguyễn Văn Trỗi cho biết, năm học 2018-2019, toàn trường có 266 học sinh ở các khối lớp 6 đến lớp 9, đa số em có hộ khẩu tại xã A Nông, Lăng và A Tiêng-các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới. Do đó, năm học 2018-2019 này, toàn trường chỉ có 6 em được hỗ trợ chính sách theo quy định và 165 học sinh thuộc diện bị cắt chế độ. Hiện mọi chi phí ăn uống, học tập của 165 học sinh trên đều dựa vào nguồn hỗ trợ của địa phương.

Tạm thời hỗ trợ học sinh

Ông Arất Blúi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho hay, từ đầu năm học 2017-2018, UBND huyện đã có cuộc họp với ngành Giáo dục, 23 đơn vị trường học và các ban ngành liên quan nhằm tìm các giải pháp tạm thời hỗ trợ học sinh bị cắt chế độ.

“Năm học 2018-2019, toàn huyện có 332 em không nằm diện hỗ trợ theo Nghị định 116 của Chính phủ. UBND huyện quyết định cấp kinh phí 360 nghìn đồng/em/tháng và tiếp tục vận động các xã, cùng các tổ chức xã hội chung tay hỗ trợ thêm gạo, dụng cụ học tập giúp các em yên tâm tới trường”, ông Blúi nói.

Qua khảo sát tình hình thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh theo Nghị định 116 của Chính phủ, ông Trần Đình Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo địa phương có biện pháp huy động từ nhiều nguồn để hỗ trợ học sinh bị cắt chế độ. Đồng thời, giao cho Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành liên quan tổng hợp, đề xuất các cấp điều chỉnh chế độ chính sách cho học sinh DTTS cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam cho biết: “Sở đã có tờ trình gửi UBND tỉnh xin chủ trương hỗ trợ chế độ cho học sinh các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn theo Quyết định 582 để các em có điều kiện ăn học. Trong đó, đề xuất tỉnh hỗ trợ cho học sinh khối THPT, còn học sinh các cấp học do huyện quản lý thì tỉnh và địa phương cùng hỗ trợ”.

LÊ PHƯỚC LAN NHI

Tin cùng chuyên mục
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.