Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nhiều thành phố lớn trên thế giới hủy sự kiện đón năm mới 2022

PV - 16:22, 31/12/2021

Khi số ca mắc mới tăng vọt trên toàn cầu, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu, một lần nữa phần lớn người dân trên thế giới sẽ đón năm mới trong không khí trầm lắng và tâm thế cảnh giác trước sự bùng phát dịch bệnh sau kỳ nghỉ.

Đền Parthenon trên đồi Acropolis tại thủ đô Athens, Hy Lạp, trong đêm đón năm mới 2021. (Ảnh: Reuters)
Đền Parthenon trên đồi Acropolis tại thủ đô Athens, Hy Lạp, trong đêm đón năm mới 2021. (Ảnh: Reuters)

Làn sóng mới trong đại dịch Covid-19 và sự lây lan nhanh chóng của biến thể mới Omicron đã làm tiêu tan hy vọng về lễ đón năm mới sôi động và rực rỡ sắc màu tại một số khu vực trên thế giới.

Thành phố New York của Mỹ sẽ thu hẹp quy mô lễ đón năm mới nổi tiếng trên Quảng trường Thời đại so với dự kiến ban đầu. Ít người sẽ được phép tham gia sự kiện này hơn và tất cả những người tham dự đều phải đeo khẩu trang.

Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm và cố vấn y tế cấp cao của Tổng thống Mỹ Joe Biden, một lần nữa cảnh báo người dân nên tránh các cuộc tụ tập đông người trong dịp đón năm mới. Thay vào đó, họ có thể tham gia tụ tập quy mô nhỏ với người thân trong gia đình và bạn bè đã tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Pháo giấy bay trên Quảng trường Thời đại. (Ảnh: Reuters)
Pháo giấy bay trên Quảng trường Thời đại. (Ảnh: Reuters)

Trong khi đó, một số thành phố lớn tại châu Âu đã thông báo hủy lễ đón năm mới.

Trước kỳ nghỉ Giáng sinh, Bộ trưởng Y tế Hy Lạp Thanos Plevris đã thông báo mọi hoạt động đón Giáng sinh và năm mới trong cộng đồng đã được chính quyền lên kế hoạch tổ chức đều bị hủy. Điều đó có nghĩa là năm nay sẽ không có màn trình diễn pháo hoa trên thành cổ Acropolis ở thủ đô Athens.

Tất cả những người tới Hy Lạp được khuyến nghị làm xét nghiệm Covid-19 vào ngày thứ hai và thứ tư sau khi nhập cảnh. Đeo khẩu trang vẫn là quy định bắt buộc cả trong gian kín và ngoài trời. Tại siêu thị và trên các phương tiện giao thông công cộng, người dân cần phải đeo 2 khẩu trang hoặc khẩu trang có khả năng bảo vệ cao.

Từ ngày 28/12, Đức đã áp đặt biện pháp hạn chế tiếp xúc để ngăn chặn biến thể Omicron lây lan và cấm các cuộc tụ tập trong đêm đón năm mới 2022. Trong đêm giao thừa, sẽ không có màn trình diễn pháo hoa hoành tráng nào tại thủ đô Berlin cũng như tại các địa điểm như Munich và Frankfurt. Nhà chức trách Đức chỉ cho phép nhóm có tối đa 10 người được tụ tập, những người này có thể là người đã tiêm chủng hoặc đã hồi phục sau khi mắc Covid-19. Biện pháp hạn chế tiếp xúc mới này không được áp dụng với trẻ em từ 13 tuổi trở xuống.

Ngày 20/12, Thị trưởng thành phố London của Anh Sadiq Khan thông báo hủy sự kiện đón năm mới được lên kế hoạch từ trước do những quan ngại về biến thể Omicron. Ông khẳng định sự an toàn của người London phải được đặt lên trên hết. Thay vì diễn ra với sự tham gia của 6.500 người tại Quảng trường Trafalgar, lễ đón năm mới 2022 của London sẽ được phát trên kênh BBC One.

Thủ đô Paris cũng hủy màn trình diễn pháo hoa truyền thống trên Đại lộ Champs-Elysées trong bối cảnh Pháp liên tục ghi nhận kỷ lục mới về số ca mắc hằng ngày. Thủ tướng Jean Castex cho biết, các bữa tiệc lớn và hoạt động bắn pháo hoa đón năm mới sẽ bị cấm. Nhà chức trách khuyến nghị ngay cả những người đã tiêm chủng cũng nên tự làm xét nghiệm trước khi tham gia bữa tiệc chia tay năm 2021. Đeo khẩu trang sẽ là quy định bắt buộc tại những không gian công cộng ngoài trời tại Paris, bắt đầu từ ngày 31/12.

Theo trang VisitDubai.com, màn trình diễn pháo hoa tại Burj Khalifa, tòa nhà cao nhất thế giới, có thể vẫn sẽ diễn ra. Dubai yêu cầu tất cả những người muốn tham dự sự kiện này phải đăng ký sử dụng ứng dụng U by Emaar để nhận mã QR cá nhân.

Màn pháo hoa nổi tiếng của Sydney sẽ diễn ra bất chấp số ca mắc mới tại thành phố lớn nhất Australia vẫn gia tăng. Đơn vị tổ chức buổi bắn pháo hoa cho biết các biện pháp phòng, chống dịch sẽ được duy trì tại các khu vực công cộng chung quanh Cảng Sydney.

Những chùm pháo hoa rực rỡ thắp sáng nhà hát Opera Sydney. (Ảnh: Reuters)
Những chùm pháo hoa rực rỡ thắp sáng nhà hát Opera Sydney. (Ảnh: Reuters)

Cho rằng đất nước đã vượt qua đỉnh dịch trong làn sóng thứ tư do biến thể Omicron gây ra, nhà chức trách Nam Phi đã dỡ lệnh giới nghiêm ban đêm đối với hoạt động di chuyển của người dân.

Nam Phi đưa ra sự thay đổi này dựa trên diễn biến của đại dịch, tỷ lệ tiêm chủng trong nước và khả năng tiếp nhận người bệnh của ngành y tế. Nước này đang được đặt trong mức cảnh báo thấp nhất của hệ thống cảnh báo Covid-19 gồm năm cấp độ.

"Tất cả các chỉ số đều cho thấy Nam Phi có thể đã vượt qua đỉnh của làn sóng thứ tư trên cấp độ toàn quốc", một thông cáo sau cuộc họp đặc biệt của nội các ngày 30/12 cho biết.

Theo dữ liệu của Bộ Y tế Nam Phi, trong tuần kết thúc vào ngày 25/12, số ca mắc mới giảm gần 30% so với con số này của tuần trước đó. Nam Phi là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch tại khu vực châu Phi. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, nước này đã ghi nhận gần 3,5 triệu ca mắc và 91.000 ca tử vong do Covid-19.

Dù dỡ bỏ lệnh hạn chế di chuyển trong cộng đồng, nhưng chính phủ lưu ý các cuộc tụ tập sẽ bị giới hạn. Cụ thể, các sự kiện diễn ra trong không gian kín không được vượt 1.000 người, trong khi các sự kiện ngoài trời chỉ được phép có từ 2.000 người trở xuống. Đeo khẩu trang vẫn là điều kiện bắt buộc khi đến các địa điểm công cộng. Không thực hiện quy định này sẽ là hành vi phạm tội./.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.