Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phóng sự

Nhìn lại hành trình thực hiện điều tra thu thập thông tin ở vùng đồng bào DTTS Bắc Giang

Mỹ Dung - 15:07, 31/08/2024

Cùng với các địa phương trên cả nước, từ ngày 1/7 tỉnh Bắc Giang đã tiến hành cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Đến hết ngày 10/8, tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành điều tra tại 283 địa bàn với 12.332 hộ gia đình DTTS; sớm hơn 5 ngày so với kế hoạch.

 Đoàn giám sát gồm cán bộ đại diện Ủy ban Dân tộc, Ban dân tộc tỉnh và một số thành viên thuộc các đơn vị liên quan thực hiện cuộc giám sát tại hộ gia đình ở Bắc Giang
Đoàn giám sát gồm cán bộ đại diện Ủy ban Dân tộc, Ban dân tộc tỉnh và một số thành viên thuộc các đơn vị liên quan thực hiện cuộc giám sát tại hộ gia đình ở Bắc Giang

Nỗ lực vượt khó

Là tỉnh miền núi trung du, Bắc Giang có diện tích rất rộng và trải dài; nhiều địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống; trình độ nhận thức của các hộ đồng bào DTTS chưa đồng đều, do vậy khi triển khai cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 (cuộc điều tra 53 DTTS), vẫn còn tình trạng các hộ chưa hiểu hết mục đích, ý nghĩa gây khó khăn cho Điều tra viên khi tiếp cận các hộ để thu thập thông tin.

Minh chứng như ở thôn Bến, xã Cấm Sơn (Lục Ngạn), với 42 % là người DTTS, chủ yếu là người Nùng, đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn chưa cao. Điều tra viên Hoàng Thị Yến cho biết: “Tôi phụ trách điều tra 30 hộ tại thôn Bến. Với lợi thế là người DTTS nên khi trao đổi thông tin cũng không quá khó khăn. Tuy nhiên, lúc đầu đi điều tra, hỏi thông tin, hầu hết các Điều tra viên cũng như tôi, gặp phải khó khăn là các hộ khai chưa chính xác. Nguyên nhân chủ yếu là nhiều người vì sợ khai báo ảnh hưởng đến chế độ chính sách (đất đai, tài sản...). Do đó, mình phải mất thêm thời gian để trao đổi, phân tích thật kỹ họ mới hiểu và chịu cung cấp thông tin”.

Điều tra viên Hoàng Thị Yến (mắc áo trắng ngồi giữa bên trái) đi đến thu thập thông tin tại các gia đình
Điều tra viên Hoàng Thị Yến (mặc áo trắng ngồi giữa bên trái) thu thập thông tin tại hộ gia đình ở xã Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn

Một khó khăn chung khác là, cuộc điều tra 53 DTTS năm 2024 áp dụng triệt để phần mềm thu thập thông tin bằng phiếu điện tử, trong khi việc nắm bắt công nghệ thông tin của các Điều tra viên đối với phần mền điện tử còn mới, nên việc cập nhật định vị các câu hỏi trên phiếu đôi khi còn gặp khó khăn trong quá trình lưu tạm và đồng bộ dữ liệu.

Ông Hoàng Văn Du, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện Sơn Động cho biết: Huyện Sơn Động có 57% số dân là đồng bào DTTS. Trong cuộc điều tra này, Sơn Động có 46 địa bàn với 1.753 hộ. Mặc dù đội ngũ Điều tra viên cũng tập huấn khá kỹ càng, sử dụng thành thạo trên điện thoại thông minh, nhưng do lần điều tra này sử dụng phầm mềm điện tử còn mới nên đôi lúc còn bị nghẽn, chưa đồng bộ

Trên thực tế, lãnh đạo địa phương từ tỉnh tới cấp huyện, cấp xã cũng như các ngành liên quan nhận thức đúng mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc điều tra 53 DTTS năm 2024 nên chủ động quan tâm ngay từ đầu.

Ông Vi Thanh Quyền, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang cho biết: “Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp chỉ đạo xuyên suốt Phòng Dân tộc các địa phương trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện cuộc điều tra 53 DTTS trên địa bàn toàn tỉnh. Đặc biệt đội ngũ Người có uy tín, già làng, trưởng bản phát huy vai trò tuyên truyền, vận động để người dân tích cực phối hợp hoàn thành chương trình kịp tiến độ”.

Cũng theo thông tin của Cục thống kê, lực lượng công chức của ngành Thống kê đã huy động tối đa tham gia cuộc điều tra với tinh thần trách nhiệm cao của cơ quan chủ trì. Từ Cục tới các Chi cục, số công chức chủ chốt tham gia Tổ công tác, giám sát viên cấp tỉnh, cấp huyện đều có kinh nghiệm trong tổ chức, chỉ đạo thực tiễn, thực hiện nghiêm túc phương án, quy trình do Tổng cục Thống kê, Ủy ban Dân tộc quy định.

Hoàn thành trước 5 ngày so với kế hoạch

Từ ngày 01/7/2024, các Điều tra viên đồng loạt ra quân điều tra tại các địa bàn. Trong quá trình thực hiện, Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang đã phân công các Giám sát viên cấp tỉnh bám sát địa bàn, phối hợp với Giám sát viên cấp huyện kiểm tra, tiến độ thực hiện của Điều tra viên, uốn nắn nghiệp vụ ngay tại địa bàn; ra các công văn hướng dẫn nghiệp vụ kịp thời để Chi cục Thống kê có cơ sở tổ chức điều tra tại địa bàn có hiệu quả.

Các điều tra viên đi sâu, đi sát bám nắm tại từng hộ gia đình
Các Điều tra viên tích cực bám nắm điều tra thu thập thông tin từng hộ gia đình

Chia sẻ về điều này, ông Ngô Văn Tuệ, Phó Cục trưởng cục Thống kê tỉnh Bắc Giang khẳng định: Toàn tỉnh đã huy động được đội ngũ Giám sát viên, Điều tra viên đủ về số lượng, đạt được những yêu cầu cơ bản về trình độ, tinh thần trách nhiệm, có điều kiện và sức khỏe cũng như khả năng tiếp thu nghiệp vụ điều tra, khả năng phỏng vấn và ứng dụng công nghệ thông tin trong phiếu điện tử Capi, hướng dẫn hộ dân cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời”.

Sau hơn 1 tháng ra quân điều tra thu thập thông tin thực trạng KT – XH của 53 DTTS trên địa bàn tỉnh, các địa phương, ngành chuyên môn đã tích cực thực hiện theo đúng quy trình và tiêu chuẩn, đảm bảo đúng thực tế, đúng đối tượng. Đến hết ngày 10/8, tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành cuộc điều tra, với 12.332 hộ DTTS được chọn mẫu; 283 địa bàn điều tra. Các đơn vị, địa phương huy động 210 Điều tra viên thực hiện điều tra phiếu hộ, 28 Điều tra viên thực hiện điều tra phiếu xã; 80 Tổ trưởng và 30 Giám sát viên các cấp.

“Vượt qua nhiều khó khăn, cán bộ điều tra tỉnh Bắc Giang đã tích cực đi sâu sát các địa bàn để kịp thời đúng tiến độ. Cho đến thời điểm này, các đơn vị chuyên môn đang tiến hành xử lý, tổng hợp thẩm định kết quả cuộc điều tra 53 DTTS đảm bảo đúng tiến độ Kế hoạch Trung ương quy định”, ông Tuệ cho hay.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.