Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Những bài thuốc dân gian hiệu quả từ cây xích đồng nam

T.Hợp - 10:30, 08/12/2020

Xích đồng nam còn gọi là mò đỏ, bấn đỏ, vây đỏ, ngọc nữ đỏ, lẹo cái, người Thái gọi là co púng pính... có vị hơi đắng, mùi hôi, tính mát. Xích đồng nam phân bố rải rác ở nước ta, được Nhân dân dùng làm thuốc chữa bệnh. Để có thể thu hái được loài dược liệu này người dân thường phải gom từng cây một, cắt khúc và phơi khô. Cây xích đồng nam được dùng khá nhiều trong dân gian làm thuốc điều trị một số bệnh sau:

Xích đồng nam vị thuốc quý chữa bệnh phụ nữ
Xích đồng nam vị thuốc quý chữa bệnh phụ nữ

Chữa kinh nguyệt không đều, tiểu buốt, tiểu ra máu

Rễ xích đồng nam, Búp non mía giò, Lá huyết dụ, Mã đề, Bầu đất, mỗi thứ 10-15g, thái nhỏ, phơi khô, sao thơm, sắc uống ngày 1 thang.

Chữa đau bụng kinh

Lá Xích đồng nam, hương phụ, ích mẫu, ngải cứu, mỗi vị 6g; nước 300ml, sắc trong nửa giờ, chia 2-3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống trước khi có kinh khoảng 10 ngày, sau đó có thể uống liền từ 2-3 tháng, giúp cho khí huyết lưu thông.

Chữa bệnh bạch đới, khí hư, kinh nguyệt không đều

Lá xích đồng nam khô 40-80g, sắc uống, hoặc Xích đồng nam 18g, Ích mẫu 18g, Ngải diệp 18g, Hương phụ 10g, sắc uống ngày 1 thang.

Chữa tăng huyết áp

Lá xích đồng nam 12g, Cúc hoa 12g, Hoa hòe 6g, Cam thảo nam 12g. Tất cả đều dùng khô, sao thơm, sắc uống ngày 1 thang.

Chữa thấp khớp có sưng, nóng, đỏ, đau

Xích đồng nam 8g, Dây gắm 12g, Cây tầm xuân 8g, Đơn tướng quân 8g, Đơn mặt trời 8g, Đơn răng cưa 8g, Cà gai leo 8g, Cành dâu 8g. Sắc ngày uống 1 thang.

Chữa vàng da, vàng mắt do viêm túi mật

Rễ xích đồng nam hoặc Bạch đồng nữ 30g, sắc uống ngày 1 thang.

Chữa các chứng lậu đái buốt, đái dắt, đái ra máu, ra sỏi, đái chất nhầy

Xích đồng nam, bạch đồng nữ, cỏ chỉ thiên, rễ cỏ tranh, cỏ bấc, thịt ốc nhồi, mỗi thứ một nắm, sắc uống.

 Điều can, giải uất, thanh nhiệt

Xích đồng nam (sao vàng) 40g, thanh bì 20g, bạch đồng nữ (sao vàng) 40g, dái nghệ vàng 20g, quả dành dành (sao cháy) 20g, cam thảo dây 16g. Các vị sao chế xong, cho vào ấm, đổ 800ml nước, sắc lấy 250ml uống./.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.