Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Những bài thuốc hay ít biết từ cây mần tưới

Như Ý - 10:01, 17/05/2021

Cây mần tưới còn được gọi là cây lan thảo, hương thảo, trạch lan, co phất phứ (Thái)... có vị hơi đắng, cay, tính ấm, mùi thơm đặc biệt. Loại cây này được người dân ưa chuộng và trồng khá phổ biến. Là một trong những món gia vị không thể thiếu được ở vùng nông thôn, miền núi nước ta. Tuy nhiên, việc sử dụng cây mần tưới để chữa bệnh hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số bài thuốc có sử dụng cây mần tưới để bà con tham khảo.

Cây mần tưới cho hoa màu tím, lá có răng cưa. Bộ phận thường dùng đề làm thuốc là thân và lá cây.
Cây mần tưới cho hoa màu tím, lá có răng cưa. Bộ phận thường dùng đề làm thuốc là thân và lá cây.

Chữa chứng chậm kinh, máu kinh xấu, thường ra màu nâu đen: Dùng nghệ xanh, ngưu tất, ích mẫu và hương phụ (tứ chế) mỗi vị 16g, chỉ xác, tô mộc và mần tưới mỗi vị 12g. Đem các vị sắc lấy nước uống.

Điều trị rong kinh: Dùng mã đề, ké hoa vàng và chỉ thiên mỗi vị 15g, mần tưới 20g. Đem sắc uống đều đặn.

Trị thống kinh (đau bụng kinh) và kinh nguyệt không đều: Lấy hương phụ, mần tưới, ngải cứu, nhọ nồi và ích mẫu mỗi vị 15g. Đem các vị sắc uống.

Trị tỳ vị hư yếu khiến tiêu hóa kém, bụng đầy trướng và đau tức ngực: Dùng trần bì 6g, lá sen và hậu phác mỗi vị 8g, bán hạ chế, mần tưới, đại phúc bì và hoắc hương mỗi vị 12g. Đem các vị sắc lấy nước uống.

Trị người nóng vào buổi chiều, miệng đắng, đi tiểu vàng, rêu lưỡi nhờn hơi vàng: Chuẩn bị hoàng cầm, hoắc hương và bán hạ chế mỗi vị 12g, ý dĩ nhân, hoạt thạch mỗi vị 16g, hoàng liên 6g, mần tưới, chỉ thực, hậu phác mỗi vị 8g. Đem các vị sắc lấy nước uống.

Trị chứng mất ngủ, mệt mỏi và ăn uống kém ở phụ nữ sau khi sinh: Chuẩn bị rẻ quạt 4g, nhân trần 6g, ngải cứu 10g, vỏ quả bưởi đào khô 4g, mạch môn và mần tưới mỗi vị 20g. Sắc uống ngày dùng 1 thang, nên dùng liên tục trong vòng 10 ngày.

Trị mụn nhọt sưng chưa sinh mủ, da sưng tấy, bầm tím do chấn thương: Lấy 1 nắm mần tưới tươi khoảng 50g. Rửa sạch, để ráo và giã nát với 1 ít muối, sau đó đắp lên chỗ sưng đau.

Giải cảm do nắng nóng: Lấy 100g lá mần tưới non. Đem nấu canh ăn trong ngày, nên dùng khi canh còn nóng. Sử dụng liên tục trong vòng 3 ngày.

Kích thích tiêu hóa và giải nhiệt cơ thể: Dùng mần tưới 20g (hái trước khi cây có hoa, thái nhỏ rồi sấy khô). Sắc với 300ml nước, còn lại 100ml dùng uống hằng ngày.

Giảm gàu ở da đầu: Lá bưởi 20g, bồ kết 3 – 5 quả và mần tưới tươi 25g. Đun dược liệu rồi lấy nước gội đầu. Nên gội 2 lần/ tuần.

Xua đuỗi muỗi: Lá mần tưới tươi 20g. Rửa sạch, giã nát và xát trực tiếp lên chân tay để xua đuỗi muỗi. Cách này có hiệu quả trong vòng 2 – 3 giờ. Có thể xát lại nếu cần thiết.

Lưu ý:

Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, cần thận trọng, cân nhắc kỹ trước khi dùng thuốc từ cây mần tưới.

Lá mần tưới có thể dùng làm gia vị, ăn sống hoặc đắp vết thương. Vì vậy, bà con nên rửa sạch lá, thân cây và loại bỏ rễ cây trước khi dùng, chế biến.

Một số trường hợp không nên dùng cây mần tưới: người huyết hư không có ứ trệ, người bị huyết nhiệt, người thể âm hư, người kinh nguyệt đến trước kỳ kinh./.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.