Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Những bài thuốc hay từ cây kim tiền thảo

Như Ý - 10:21, 22/04/2021

Kim tiền thảo còn gọi đại kim tiền thảo, giang tô kim tiền thảo, quá lộ hoàng, quảng kim tiền thảo, tứ xuyên đại kim tiền thảo, đồng tiền lông, mắt rồng, mắt trâu, vảy rồng... Có vị ngọt mặn tính hơi hàn, qui kinh can đởm thận bàng quang. Cây mọc hoang khắp càng vùng đồi núi nước ta, hiện nay có nhiều nơi đã tiến hành trồng đại trà cây thuốc này. Sau đây là một số bài thuốc từ cây kim tiền thảo mời bà con tham khảo.

Kim tiền thảo giúp hỗ trợ bài sỏi mật. Ảnh minh họa
Kim tiền thảo giúp hỗ trợ bài sỏi mật. Ảnh minh họa

Trị viêm đường tiết niệu, hệ thống tiết niệu có sỏi: Kim tiền thảo 30g, hạt mã đề (hoặc cây mã đề), dừa nước, kim ngân hoa mỗi thứ 15g. Sắc uống, trị.

Trị sỏi đường tiết niệu, tiểu buốt, kèm táo bón: Kim tiền thảo 30g, xa tiền tử 15g, thanh bì, ô dược, đào nhân, mỗi thứ 10g, ngưu tất 12g. Sắc uống.

Trị sỏi hệ thống tiết niệu, tiểu đục, tiểu buốt: Kim tiền thảo 40g, xa tiền thảo, tỳ giải, mỗi thứ 20g, trạch tả, uất kim, ngưu tất, mỗi thứ 12g, kê nội kim 8g. Sắc uống.

Trị sỏi thận, sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang: Kim tiền thảo 16g, ké đầu ngựa 16g, cối xay 16g, rễ cỏ xước 16g, đinh lăng (rễ) 16g, cỏ tranh rễ 16g, mã đề 16g, thổ phục linh 16g, vỏ bi ngò 16g, mộc thông 10g. Sắc ngày 1 thang.

Trị mụn nhọt, ghẻ lở: Kim tiền thảo Xa tiền thảo tươi, giã nát, cho rượu vào, vắt lấy nước cốt, lấy lông ngỗng chấm thuốc bôi vào vết thương.

Trị sạn mật: Kim tiền thảo 30g, chỉ xác (sao) 10-15g, xuyên luyện tử 10g, hoàng tinh 10g, sinh địa 6-10g (cho vào sau). Sắc uống.

Hoặc: Kim tiền thảo 30g, xuyên phá thạch 15g, trần bì 30g, uất kim 12g, xuyên quân (cho vào sau) 10g. Sắc uống.

Trị sạn đường tiểu: Kim tiền thảo 30-60g, hải kim sa (gói vào túi vải) 15g, đông quỳ tử 15g, xuyên phá thạch 15g, hoài ngưu tất 12g, hoạt thạch 15g, sắc uống.

Trị sỏi đường tiểu do thận hư thấp nhiệt: Kim tiền thảo 20g, hoàng kỳ 30g, hoàng tinh 15g, hoài ngưu tất 15g, hải kim sa (gói vào túi vải), xuyên phá thạch 15g, vương bất lưu hành 15g. Sắc uống.

Trị trĩ: Mỗi ngày dùng toàn cây kim tiền thảo tươi 100g (nếu khô 50g) sắc uống.

Lưu ý:

Không nên dùng quá nhiều sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, gây đau bụng, đầy chướng bụng, buồn nôn và mất đi tác dụng vốn có của nó. Đặc biệt khi dùng quá nhiều kim tiền thảo gan sẽ phải hoạt động quá tải, dẫn đến chức năng bị suy giảm nghiêm trọng. Từ đó, mang đến nhiều hậu quả khó lường đối với sức khỏe của người bệnh.

Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hay trẻ em tuyệt đối không được sử dụng kim tiền thảo dưới bất kỳ hình thức nào./.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.