Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Những bài thuốc hay từ kỷ tử

Như Ý - 10:53, 21/03/2023

Kỷ tử hay còn gọi là câu kỷ tử ninh hạ có vị ngọt và tính bình. Sử dụng kỷ tử trong thời gian dài có tác dụng rất tốt cho cơ thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể. Trong Y học cổ truyền kỷ tử là vị thuốc thường gặp trong bài thuốc bổ thận, cường dương, sinh tinh và điều trị hiếm muộn… Sau đây là một số bài thuốc hay từ kỷ tử mời bà con tham khảo.

(Tổng hợp) Những bài thuốc hay từ kỷ tử

Thải độc gan: Trà, mật ong, táo tàu khô, nước đun sôi, quả kỷ tử khô. Đem lá trà vào bình đựng, lược qua 1 lần với nước sôi (tráng trà), cho tất cả nguyên liệu vào bình, đậy kín và ngâm nguyên liệu trong 5 - 10 phút. Nếu muốn có vị ngọt tự nhiên, bạn có thể cho thêm chút mật ong.

Tăng cường thị lực: Dùng kỷ tử 10 g, cúc hoa 10 g. Đem hãm với nước sôi trong bình kín.

Chữa xơ gan và viêm gan mãn tính do âm hư: Đương quy, mạch môn và bắc sa sâm mỗi thứ 12g, sinh địa 24 - 40g, câu kỷ tử 12 - 24g và xuyên luyện tử 6g. Đem các vị sắc lấy nước uống.

Chữa hư lao, đau lưng, mỏi gối: Chuẩn bị kỷ tử 12g, thục địa 12g, tục đoạn 9g, tầm gửi 12g. Đem sắc nước uống.

Làm đẹp: Dùng 15g quả kỷ tử đem rửa sạch, cho kỷ tử vào bình đựng, hãm với nước sôi trong vòng 15 - 20 phút, sau đó cho ra uống.

(Tổng hợp) Những bài thuốc hay từ kỷ tử 1

Chữa can thận bất túc, đau đầu hoa mắt: Chuẩn bị kỷ tử, cúc hoa, thục địa, sơn thù du, sơn dược, trạch tả, mẫu đơn bì, phục linh mỗi thứ lấy lượng bằng nhau. Tất cả đem nghiền thành bột mịn, luyện với mật, làm thành viên hoàn bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 9g.

Giúp giảm cân: Lấy 10g quả kỷ tử khô, 1 quả chanh, 1/2 trái kiwi, 300 ml nước khoáng. Chỉ cần vắt chanh lấy nước, sau đó đưa tất cả nguyên liệu vào máy rồi xay nhuyễn cùng một chút đá lạnh và dùng.

Chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ hay mệt mỏi: Kỷ tử tươi 500 g, giã dập cho vào túi vải và ngâm với 2 lít rượu trong bình kín, thời gian 2 tuần. Mỗi lần uống 30 ml và ngày dùng 1 - 2 lần.

Thuốc bổ, chữa di tinh: Kỷ tử 6 g, sinh khương 2 g, nhục thung dung 2 g. Thêm 600 ml nước rồi sắc còn 200 ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa xuất tinh sớm: Chuẩn bị kỷ tử, thỏ ty tử mỗi thứ 240 g; ngũ vị tử 30 g; phúc bồn tử 120 g; xa tiền tử 60 g. Đem nghiền thành bột mịn, nhào với mật làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 9 g.

Chữa da mặt sần sùi và nám sạm: Dùng sinh địa 3 cân và kỷ tử 10 cân (1 cân bằng 800 g). Đem dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 1 thìa uống với rượu ấm. Ngày dùng 3 lần trong thời gian dài để cải thiện làn da.

(Tổng hợp) Những bài thuốc hay từ kỷ tử 2

Một số món ăn bổ dưỡng có kỷ tử:

Kỷ tử, chim câu non: Đem kỷ tử 30 g, bồ câu non 3 con, canh gà 1.250 ml, gia vị vừa đủ. Chim câu non rửa sạch, mỗi con cắt thành 4 mảnh, chần qua nước sôi, rửa sạch các vết máu, bỏ vào liễn, cho gừng thái miếng, rượu gia vị, tiêu bột vào làm gia vị, đổ canh gà, kỷ tử vào, đậy nắp bỏ vào nồi hấp, hấp khoảng 30 phút - 1 giờ là dùng được.

Công dụng: Bồi bổ cho người ốm lâu ngày, cơ thể hư nhược, khí đoản, thị lực kém, hoa mắt nhức đầu, lưng đau gối mỏi, đái tháo đường...

Kỷ tử hầm óc heo: Kỷ tử 50 g, óc dê 1 - 2 bộ. Đem kỷ tử, óc dê rửa sạch, bỏ vào liễn sứ, cho nước vừa đủ, gừng, rượu, gia vị. Hầm cách thủy cho chín.

Công dụng: Hỗ trợ điều trị gan thận bị hư tổn, tinh huyết thiếu dẫn tới các chứng lưng đau, gối mỏi, nhức đầu, ù tai, di tinh...

Kỷ tử hấp gà mái: Dùng kỷ tử 15 g, gà mái 1 con. Đem gà làm sạch sẽ, chần nước sôi cho thấu, vớt ra để ráo nước, bỏ kỷ tử vào trong bụng, quay bụng gà lên trên, cho thêm gừng tươi, rượu, gia vị, hạt tiêu, nước vừa đủ, cho vào nồi, đun chín. Uống thang, ăn thịt gà.

Công dụng: Dùng cho người can thận bất túc, đầu váng mắt hoa, hay ngủ mơ, hay quên, lưng đau gối mỏi, di tinh.

Kỷ tử hấp trứng: Dùng kỷ tử 15 g, trứng gà tươi 2 quả. Đập trứng gà vào bát thêm chút dầu ăn, đánh tan. Kỷ tử ngâm nước sôi cho nở. Đổ trứng vào khay hấp trong nước sôi to lửa khoảng 10 phút. Cho kỷ tử lên trên hấp thêm 5 phút. Khi ăn cho xíu magi đổ lên mặt trứng là được.

Công dụng: Dùng cho người huyết hư, nhức đầu, chóng mặt, tim đập hoảng hốt, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, đái tháo đường, đau lưng mỏi gối...

Kỷ tử rang thịt: Lấy kỷ tử 100 g, thịt nạc 500 g, măng tươi 100 g. Lấy thịt nạc thái ra và măng tươi xé nhỏ, đảo đều trong chảo có tráng mỡ, cho thêm chút rượu, gia vị vừa đủ. Cho kỷ tử vào sau, đảo thêm một lát nữa cho chín là được.

Công dụng: Dùng để hỗ trợ điều trị các chứng suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt, thận hư, thị lực kém nhìn vật bị nhoè...

(Tổng hợp) Những bài thuốc hay từ kỷ tử 2

Lưu ý

Do kỷ tử có tác dụng làm nóng cơ thể tương đối mạnh, nên khi cơ thể bị cảm sốt, viêm nhiễm, người bị huyết áp cao, tâm trạng hay nóng vội, cáu giận, bị đi ngoài tốt nhất không nên dùng.

Thận trọng khi sử dụng quả kỷ tử quá nhiều lại làm cho mắt bị đỏ và khó chịu, thị lực giảm sút.

Những người có thể trạng hư nhược, sức đề kháng kém rất thích hợp sử dụng kỷ tử. Ngoài ra, khi ăn kỷ tử cần phải kiên trì, mỗi ngày ăn một ít, như vậy mới phát huy được tác dụng của dược liệu này./.

Tin cùng chuyên mục
Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau còn có tên gọi khác là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, soọng ca, thài léng,… có vị cay, tính ấm. Cây ngải cau thường được sử dụng cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi, phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục...Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây ngải cau mời các bạn tham khảo.