Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Công dụng chữa bệnh từ cây sinh địa

Như Ý - 15:44, 25/02/2023

Cây sinh địa còn có tên gọi khác là địa hoàng, nguyên sinh địa... có vị ngọt đắng và tính hàn. Cây sinh địa là một thảo dược quý, theo Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị chảy máu cam, sốt xuất huyết, kinh nguyệt không đều, hạ huyết áp, bảo vệ gan, chống viêm… Sau đây là một số công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây sinh địa mời bà con tham khảo.

Cây sinh địa là một thảo dược quý, theo đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị chảy máu cam, sốt xuất huyết, kinh nguyệt không đều, hạ huyết áp, bảo vệ gan, chống viêm…
Cây sinh địa là một thảo dược quý, theo đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị chảy máu cam, sốt xuất huyết, kinh nguyệt không đều, hạ huyết áp, bảo vệ gan, chống viêm…

Theo y học cổ truyền: Cây sinh địa có công dụng Thanh nhiệt, làm mát máu, tăng sinh dịch cơ thể, bổ âm. Dùng để chữa các bệnh thiếu máu, người yếu mệt, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, ho ra máu, động thai…

Theo y học hiện đại: Cây địa sinh có công dụng chống viêm rất tốt. Dược liệu có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu Cocticoit nhưng không làm ức chế hay gây teo tuyến thượng thận. Tác dụng cường tim, cầm máu, hạ áp, hạ đường huyết. Bảo vệ gan, chống nấm, chống phóng xạ, lợi tiểu.

Một số bài thuốc có sử dụng cây sinh địa

Chữa ho khan, bệnh lao: Dùng 2.400g sinh địa, 480g bạch phục linh, 240g nhân sâm, 1.200g mật ong trắng. Đem sinh địa đem giã ra rồi vắt lấy nước và thêm mật ong vào nấu sôi lên. Sau đó thêm bạch phục linh cùng nhân sâm đã tán nhỏ vào. Tiếp đến cho tất cả vào lọ đậy kín rồi đun cách thủy trong 3 ngày 3 đêm. Lấy ra để nguội. Mỗi lần chỉ dùng từ 1 - 2 thìa với tần suất 2 - 3 lần/ngày.

Trị viêm khớp do phong thấp: Sinh địa tươi 200g. Sắc uống.

Chữa sốt rét: Sinh địa 12g, Thạch cao 16g, Miết giáp 12g, Tri mẫu 8g, Đan bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị chứng sốt cao co giật: Dùng 20g sinh địa cùng với 10g lá hẹ. Đem các vị thuốc đã chuẩn bị đem rửa sạch rồi giã nát. Thêm vào chút nước rồi gạn bỏ bã để uống 1 lần/ngày.

Bổ huyết, điều kinh: Lấy 16g sinh địa, 10g đương quy, 10g bạch thược, 5g xuyên khung. Đem các vị thuốc cho vào ấm để sắc lấy nước uống. Dùng với liều lượng đúng 1 thang/ngày.

Bổ huyết sinh tinh: Chuẩn bị 50g sinh địa khô cùng với 100g gạo tẻ. Đem các nguyên liệu trên đem hầm với nước cho thành cháo, có thể nêm thêm ít dấm và mật. Dùng khi cháo còn ấm nóng với liều lượng 1 thang/ngày.

Trị huyết nhiệt thổ huyết, chảy máu cam: Sinh địa 32g, sinh trắc bách diệp 12g, sinh ngư diệp 8g, sinh hà diệp 12g. Sắc chung, lấy nước uống. 

Trị chứng đổ máu mũi: Sinh địa tươi 63g, sắc lấy nước uống.  

(Tổng hợp) Công dụng chữa bệnh từ cây sinh địa 1

Chữa đại tiện bí kết nhiều ngày: Sinh địa 20g, huyền sâm 20g, mạch môn 20g. Sắc chung, lấy nước uống.

Chữa gầy yếu, hỗ trợ trị tiểu đường: Dùng 800g sinh địa cùng với 600g hoàng liên. Đem giã sinh địa và vắt lấy nước. Tẩm với hoàng liên rồi đem hoàng liên đi phơi khô. Sau đó tiếp tục tẩm rồi phơi cho đến khi hết nước sinh địa. Tiến hành tán nhỏ hoàng liên và cho thêm mật rồi hoàn thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần lấy uống 20 viên với tần suất 2 - 3 lần/ngày.

Trị bệnh đái tháo đường: Chuẩn bị 40g địa hoàng, 20g hoàng kỳ, 40g sơn dược, 20g sơn thù và 12g tụy heo. Đem các vị thuốc trên đem cho vào ấm sắc lấy nước uống trong ngày. Sử dụng với liệu lượng 1 thang thuốc/ngày.

Bồi bổ cho phụ nữ sau sinh: Lấy 16g sinh địa, 16g ích mẫu, 20g hà thủ ô đỏ, 12g sâm nam. Đem tất cả vị thuốc trên cho vào ấm sắc với 1 thăng nước đến khi còn phân nửa. Uống ngay khi thuốc còn ấm với liều 1 thang/ngày.

Chữa sốt âm ỉ, ho gà, ho khan, đau nhức tay chân: Chuẩn bị 30g sinh địa cùng với 30g thục địa. Đem các vị thuốc trên đêm sắc với nước rồi lọc bỏ phần bã đi. Tiếp đến cho khoảng 60ml mật ong vào khuấy đều rồi tiếp tục sắc cho đến khi đặc lại thành siro. Mỗi lần uống 1 - 2 thìa với tần suất 2 lần/ngày.

Trị đau lưng mỏi gối, thận âm, mồ hôi trộm: Cần chuẩn bị 20g sinh địa, 16g sơn dược, 12g câu kỷ tử, 12g sơn thù, 12g thỏ ty tử, 12g ngưu tất, 12g cao ban long. Tất cả dược liệu trên đem tán thành bột mịn rồi thêm mật vào để hoàn thành viên. Mỗi lần dùng 12g với tần suất 2 lần/ngày vào buổi sớm và tối trước khi ngủ.

Hoặc có thể dùng 20g sinh địa, 20g quy bản, 12g tri mẫu, 12g hoàng bá. Các vị thuốc đem tán thành bột mịn rồi trộn với tủy xương sống lợn và hoàn thành viên. Mỗi lần dùng đúng 12g với tần suất 2 lần/ngày. Nên uống khi bụng đói, có thể uống chung với nước muối nhạt hoặc nước gừng.

Chữa rò hậu môn trực trang do lao: Sinh địa, thục địa, mỗi vị 12g; thanh hao, miết giáp, mỗi vị 16g; mạch môn, tri mẫu, địa cốt bì, hoàng bá, hoàng cầm, mỗi vị 12g. Sắc uống.

Lưu ý:

Không dùng cho người tỳ hư thấp, tiêu chảy, bụng đầy, dương hư.

Người không có thấp nhiệt bên trong thì không được sử dụng.

Không dùng cho phụ nữ có thai.

Tuyệt đối không dùng chung với lai phục tử bởi có thể phản tác dụng hay làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ.

Khi có triệu chứng dị ứng hoặc quá mẫn thì cần ngưng thuốc ngay lập tức.

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng./.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.