Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Những bài thuốc trị bệnh từ lá sen

BTK - 16:56, 17/01/2020

Sen là loại cây sống dưới bùn lầy, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du. Mặc dù sống ở dưới bùn lầy nhưng cây sen mang đến những giá trị thiết thực trong cuộc sống. Lá sen, cánh sen, thân sen, nhị sen, hoa sen, tất cả đều có công dụng tốt trong chăm sóc sức khỏe con người.

Những bài thuốc trị bệnh từ lá sen

Chống ợ chua: Trà lá sen và trà hoa sen làm giảm axit trong dạ dày khi lượng axit tăng cao, giúp mau lành các vết loét trong dạ dày.

Hạ huyết áp: Thay vì dùng thuốc hạ huyết áp, bạn nên dùng trà lá sen sẽ thấy hiệu quả và an toàn hơn.

Cải thiện khả năng sinh sản: Dùng trà sen thường xuyên giúp phái mạnh chữa chứng xuất tinh sớm, và phái đẹp sẽ thấy những ngày “đèn đỏ” không còn là nỗi ám ảnh mà trở nên nhẹ nhàng hơn. Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai tạm ngưng uống trà lá sen sẽ tốt hơn.

Lá sen chữa say nắng kèm triệu chứng miệng khát, họng khô, đái ít: 40g lá sen tươi, 10g rễ sậy tươi, 10g hoa bạch biển đậu, sắc với 500ml nước chia thành 3 phần uống trong ngày.

Trị thổ tả do trứng thử: Lá sen tươi 20g giã nhuyễn lấy nước, thêm ly nước hòa vào bã lá sen lấy nước trộn với nước ép rồi uống, uống 1-2 ngày sẽ cải thiện trứng thổ tả.

Chữa xuất huyết: 20g lá sen tươi, ngải cứu 20g, sinh địa 20g, trắc bách diệp 20g, giã nhuyễn rồi ngâm với nước sạch, uống mỗi ngày.

Bài thuốc chữa viêm ruột, chảy máu dạ dày: ngày sử dụng 5-10 lá, cắt nhỏ hãm lấy nước uống hoặc giã nhuyễn hòa với nước.

Bài thuốc điều trị bệnh béo phì: Lá sen tươi 1 lá hoặc lá sen khô 20 sắc lấy nước uống mỗi ngày thay cho nước lọc.

Xương chắc khỏe: Phốt pho trong hoa sen là yếu tốt quan trọng giúp xương chắc khỏe, chống loãng xương đối với người lớn tuổi.

Mầm ngó sen

Trị nôn ra máu: 20g mầm ngó sen, 10g cuống sen sắc lấy nước uống.

Trị đi tiểu ra máu: 40g ngó sen, huyết dương cao sắc lấy nước uống trị lao phổi, ho ra máu: 20ga ngó sen, 20g nhọ nồi, 16g bạch cập, 16 bạch diệp tươi. Phơi khô, sấy và nghiền thành bột mịn, mỗi ngay pha 1 thìa nhỏ với nước ấm để uống, ngày uống 3 lần.


Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.