Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Những chiếc váy độc đáo làm từ túi ni-lông

Duy Ly (Biên dịch theo Channelnewsasia) - 20:41, 03/04/2022

Tại Philippines có một nữ thợ may chuyên thiết kế và sáng tạo nên trang phục từ phế liệu như giấy báo cũ, túi ni-lông hay bao tải gạo trong suốt 7 năm qua. Khác với những thợ may bình thường, nữ thợ may này đã biến các loại rác tái chế thành váy, áo choàng và nhiều trang phục độc đáo khác.

Chị Lenora đang hoàn thành một chiếc váy làm từ bao tải gạo và túi nhựa đã qua sử dụng tại cửa hàng của cô ở Cainta, tỉnh Rizal, Philippines
Chị Lenora đang hoàn thành một chiếc váy làm từ bao tải gạo và túi nhựa đã qua sử dụng tại cửa hàng của cô ở Cainta, tỉnh Rizal, Philippines

Lenora Buenviaje, 51 tuổi, là thợ may kiêm nhà thiết kế thời trang. Công việc yêu thích của chị là tạo ra những bộ trang phục ấn tượng bằng việc sử dụng những nguyên liệu đặc biệt đó là báo tái chế, bao bì nhựa, bao tải gạo… vừa tiết kiệm, vừa thời trang.

Lenora sử dụng máy khâu truyền thống và biến những nguyên liệu đặc biệt kia thành nguyên liệu cắt may. Cô cầm một bọc hàng và giới thiệu: “Đây là miếng gói bọc hàng chống sốc có các bong bóng khí. Các bọc này thường có hai màu đen và trắng, nếu biết cách sẽ tạo ra được rất nhiều loại trang phục đẹp, đặc biệt thích hợp để làm áo choàng hoặc váy cưới”.

Các bao tải dứa là nguyên liệu yêu thích của cô
Các bao tải dứa là nguyên liệu yêu thích của cô

Những chiếc váy và áo choàng do chị Lenora thiết kế thường được bán với giá từ 30 đến 50 đô la Mỹ/chiếc và được ứng dụng trong nhiều sự kiện, từ tiệc mừng sinh nhật đến đám cưới…

Chị sử dụng máy khâu truyền thống để tạo ra các bộ váy
Chị sử dụng máy khâu truyền thống để tạo ra các bộ váy

Theo báo cáo vào năm 2021 của đại học Oxford, ở châu Á có rất nhiều rác thải có thể tái chế: Khoảng 80% lượng rác thải nhựa trên đại dương được ước tính đến từ châu Á, riêng Philippines đóng góp một phần ba trong số đó.

Bên cạnh việc hạn chế tối đa rác thải nhựa thì việc tái chế chúng cũng là một trong những cách giúp bảo vệ trái đất. Chị Lenora hy vọng trong tương lai sẽ tổ chức được một sự kiện thời trang của riêng mình để truyền cảm hứng cho những người khác về việc may quần áo từ vật liệu tái chế.

Tin cùng chuyên mục
Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành Chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.