Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của đồng bào Khmer

PV - 10:43, 28/09/2020

Cộng đồng người Khmer Nam bộ có hơn 1,3 triệu người, sinh sống tập trung tại các tỉnh miền Tây Nam bộ, trong đó, đông nhất là Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang... Đặc biệt, đồng bào Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đang kế thừa một di sản văn hóa vô giá, với nhiều loại hình nghệ thuật rất độc đáo như hát múa rô băm, nghệ thuật sân khấu kịch hát dù kê, nghệ thuật điêu khắc, trang trí, hội họa, âm nhạc, hát, múa, văn học dân gian…


Người Khmer có câu nói ví von: “Trẻ con Khmer biết múa, biết hát trước khi biết đọc, biết viết”, câu nói ấy đã minh chứng sự ảnh hưởng sâu rộng của ca, múa, âm nhạc Khmer trong đời sống tinh thần của đồng bào nơi đây.

Nghệ thuật Chầm riêng chà pây là loại hình nghệ thuật độc xướng với đàn chà pây đệm theo. Trong ảnh: Nghệ nhân dân gian Thạch Mâu, ở ấp Chông Bát, xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh với cây đàn chà pây cổ hát phục vụ bà con phum sóc.
Nghệ thuật Chầm riêng chà pây là loại hình nghệ thuật độc xướng với đàn chà pây đệm theo. Trong ảnh: Nghệ nhân dân gian Thạch Mâu, ở ấp Chông Bát, xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh với cây đàn chà pây cổ hát phục vụ bà con phum sóc.
Nghệ thuật sân khấu dù kê có hát, múa, đọc thơ, biểu diễn các tích truyện diễn ra trên sân khấu dù kê, về cơ bản luôn đề cao đạo lý của con người. Trong ảnh: Vở diễn tuồng cổ “Anh hùng cứu quốc” của Đoàn nghệ thuật dù kê Khmer Ánh Bình Minh (tỉnh Trà Vinh).
Nghệ thuật sân khấu dù kê có hát, múa, đọc thơ, biểu diễn các tích truyện diễn ra trên sân khấu dù kê, về cơ bản luôn đề cao đạo lý của con người. Trong ảnh: Vở diễn tuồng cổ “Anh hùng cứu quốc” của Đoàn nghệ thuật dù kê Khmer Ánh Bình Minh (tỉnh Trà Vinh).
Nghệ thuật sân khấu rô băm là sân khấu kịch múa, bởi vũ kịch mặt nạ này sử dụng múa như một ngôn ngữ chính yếu, hát chỉ là phần phụ. Trong ảnh: Đoàn nghệ thuật sân khấu rô băm ấp Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng biểu diễn phục vụ lễ hội Ok Om Bok.
Nghệ thuật sân khấu rô băm là sân khấu kịch múa, bởi vũ kịch mặt nạ này sử dụng múa như một ngôn ngữ chính yếu, hát chỉ là phần phụ. Trong ảnh: Đoàn nghệ thuật sân khấu rô băm ấp Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng biểu diễn phục vụ lễ hội Ok Om Bok.
Đội múa trống Sadăm chùa Bốn Mặt, ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng biểu diễn phục vụ lễ hội Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa.
Đội múa trống Sadăm chùa Bốn Mặt, ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng biểu diễn phục vụ lễ hội Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa.
Đua bò là ngày hội lớn của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi An Giang (nhân dịp lễ Sen Đôn ta) thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách đến theo dõi, cổ vũ.
Đua bò là ngày hội lớn của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi An Giang (nhân dịp lễ Sen Đôn ta) thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách đến theo dõi, cổ vũ.
Đua ghe ngo mừng Lễ hội Ok Om Bok trở thành thương hiệu sản phẩm du lịch nổi tiếng của 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
Đua ghe ngo mừng Lễ hội Ok Om Bok trở thành thương hiệu sản phẩm du lịch nổi tiếng của 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.

Tin cùng chuyên mục
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.