Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Những đổi mới trong chương trình giáo dục các lớp 3, 7, 10 từ năm học 2022-2023

Như Ý (T/h) - 10:36, 30/03/2022

Năm học 2022-2023, chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng cùng lúc ở lớp 3, lớp 7, lớp 10. Chương trình lớp 3, 7 và 10 có sự thay đổi về cấu trúc các phân môn; trong đó lớp 3 tăng số lượng tiết trên tuần so với hiện hành.

Những đổi mới trong chương trình các lớp 3, 7, 10 từ năm học 2022-2023. Ảnh minh hoạ
Những đổi mới trong chương trình các lớp 3, 7, 10 từ năm học 2022-2023. Ảnh minh hoạ

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố chương trình giáo dục phổ thông mới, chia làm hai giai đoạn gồm: Giáo dục cơ bản (lớp 1 đến 9) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (lớp 10 đến 12). Chương trình này, bắt đầu triển khai lần lượt ở từng khối lớp từ năm học 2020-2021, sẽ thay thế chương trình hiện hành đã áp dụng từ 2006. Năm học 2022-2023, chương trình mới được áp dụng cùng lúc ở cả ba khối (lớp 3, 7 và 10).

Chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 3: Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc là Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Ngoại ngữ 1, Tự nhiên và xã hội, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật ( Âm nhạc, Mỹ thuật), hoạt động trải nghiệm. Số tiết học Tiếng Việt trong năm là 245, trung bình 7 tiết mỗi tuần; Toán 175 tiết, 5 tiết mỗi tuần.

Như vậy, so với chương trình hiện hành, thời lượng Toán không thay đổi, còn Tiếng Việt giảm một tiết/tuần.

Ngoài ra, chương trình mới quy định thời lượng học ngoại ngữ là 4 tiết trong tuần, cả năm 140 tiết. Các em học sinh cũng được học thêm Tin học và Công nghệ, tăng thời lượng học Tự nhiên và xã hội. Do đó, tổng số tiết mỗi tuần của chương trình lớp 3 mới là 28, nhiều hơn so với mức 23+ hiện tại.

Các trường tiểu học tổ chức dạy hai buổi trên ngày với tổng số tiết không quá 7, mỗi tiết kéo dài 35 phút.

Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng với lớp 7 sẽ không còn hai môn Sinh học, Vật lý, mà thay bằng Khoa học tự nhiên. Hai cặp môn Lịch sử và Địa lý, Âm nhạc và Mỹ thuật được tích hợp trong một môn và giữ nguyên thời lượng như chương trình hiện hành. Các môn học, hoạt động bắt buộc khác gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm giáo dục của địa phương.

Chương trình mới cho phép học sinh lớp 7 tự chọn Tiếng dân tộc thiểu số, hoặc Ngoại ngữ 2. Hai chương trình không chênh lệch nhiều về thời lượng. Tổng số tiết mỗi tuần của chương trình hiện hành là 28,5+, còn chương trình mới là 29. Các trường được khuyến khích dạy hai buổi trên ngày, mỗi buổi không quá 5 tiết, mỗi tiết 45 phút.

Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng cho lớp 10 đã có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể, học sinh không phải học 17 môn và hoạt động giáo dục như chương trình hiện hành; mà chỉ phải học bảy môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.

Học sinh chọn năm môn khác từ ba nhóm môn (mỗi nhóm chọn ít nhất một môn): Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật - Âm nhạc và Mỹ thuật).

Trường THPT tổ chức học một buổi, mỗi buổi không quá năm tiết, mỗi tiết 45 phút, tương tự hiện nay. Tuy nhiên, chương trình mới khuyến khích các trường dạy học hai buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ. Học sinh sẽ học 29 tiết mỗi tuần trong năm lớp 10, thấp hơn mức 29,5+ theo chương trình hiện hành./.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.