Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sống khỏe

Những loại rau, củ nào hỗ trợ điều trị cúm A?

Như Ý - 14:45, 27/07/2022

Thời gian gần đây, do thời tiết thay đổi đột ngột dẫn đến nhiều người bị cảm cúm trong đó có cúm A. Bệnh cúm A gây ra những triệu chứng như sốt, đau họng, đau đầu, chảy nước mũi,… khiến người bệnh rất mệt mỏi. Đối với các trường hợp nặng cần nhập viện điều trị, với các trường hợp nhẹ điều trị tại nhà có thể sử dụng một số loại rau, củ để làm giảm triệu chứng cúm A.

Những loại rau, củ hỗ trợ điều trị cúm A
Những loại rau, củ hỗ trợ điều trị cúm A

Tía tô

Lá tía tô không chỉ là một loại cây gia vị phổ biến mà còn là một vị thuốc nam quý. Theo y học cổ truyền, tía tô có tính ấm, vị cay, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm lạnh. Vì thế, tía tô được dùng là một vị thuốc dân gian chữa cảm cúm hiệu quả.

Cách dùng: Một trong những cách sử dụng tía tô để trị cảm hiệu quả và đơn giản là xông. Để xông bằng lá tía tô, bạn nấu 1 nồi nước sôi và cho lá tía tô đã rửa sạch vào. Chọn nơi thật kín gió, cởi quần áo, trùm chăn kín đầu, từ từ mở nồi nước lá để cơ thể thích nghi, xông trong 5 - 10 phút. Sau đó mở chăn từ từ cho cơ thể thích nghi, tiếp đó lấy nước xông đã nguội tắm nhanh rồi lau khô, mặc quần áo, uống nước xông rồi đắp chăn nằm nghỉ.

Hoặc chuẩn bị 20g lá tía tô tươi giã nát, cho nước sôi vào rồi gạn nước trong để uống. Trong chế biến món ăn bạn có thể xắt nhỏ lá tía tô rồi ăn chung với cháo cũng là một cách để phòng trừ cảm cúm.

Những loại rau, củ nào hỗ trợ điều trị cúm A? 1

Kinh giới

Kinh giới là một trong những loại rau có khả năng tiêu diệt virút cúm nhanh chóng, làm cho hết đau đầu, hạ sốt cao, không hắt hơi sổ mũi. Theo đông y, kinh giới có vị cay, tính ôn, có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, thông huyết mạch. Có thể đun lá kinh giới uống hàng ngày càng hiệu quả.

Cách dùng: Kinh giới tươi 50g, gừng sống 10g. Giã nát, vắt lấy nước uống, dùng bã đánh dọc sống lưng.

Hoặc: Hoa kinh giới, tía tô, hương nhu, ngải cứu, hoắc hương, các vị lượng bằng nhau, sắc nhiều lần, cô thành cao đặc, viên bằng hạt bắp. Ngày uống 7-8 viên, trẻ con 2-4 viên.

Có thể dùng kinh giới, sả, tía tô, bạc hà, lá bưởi, lá chanh, ngải cứu, lá tre, lá gừng... mỗi thứ một nắm nhỏ, đun sôi, xông trong 5-10 phút.

Những loại rau, củ nào hỗ trợ điều trị cúm A? 2

Húng chanh

Rau húng chanh hay còn gọi là cây rau tần được sử dụng như một thảo dược để điều trị một số bệnh phổ biến như: ho, viêm họng, sốt, mệt mỏi cơ thể, cảm cúm do thay đổi thời tiết.

Cách dùng: Húng chanh tươi, rửa sạch và mang giã nát cùng với một ít muối và một ít nước sôi để nguội, rồi vắt lấy nước uống. Bã lá húng cahnh để nguyên hoặc cho ít giấm hay rượu để thoa khắp mình. Nên kết hợp việc uống và thoa lá húng chanh để đem lại hiệu quả hạ sốt nhanh.

Những loại rau, củ nào hỗ trợ điều trị cúm A? 3

Bạc hà

Bạc hà là loại thảo mộc đã được chứng minh là một loại thuốc giảm cảm lạnh tuyệt vời. Bạc hà có vị cay, tính mát, không độc, chữa trị cảm mạo, tán phong nhiệt, chữa sốt, nhức đầu, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi

Cách dùng: Ngoài việc dùng như gia vị trong ẩm thực, dầu bạc hà trong liệu pháp hương thơm còn được sử dụng để điều trị các bệnh đường hô hấp trong cảm lạnh như ho hoặc viêm phế quản cấp tính.

Khi thấy cảm sốt nóng không gai rét, nhức đầu, mặt đau sưng, nôn ọe hoặc là trẻ sốt nóng hay lên sởi lúc bắt đầu mọc. Dùng bạc hà 10 - 15g, sắn dây 10 - 15g. Lấy 1/3 lít nước vào siêu, đậy nắp bịt kín vòi đun sôi một dạo thì bắc xuống để xông và rót 1 chén uống. Sau đó lại sắc và uống thêm từ 1 - 2 nước nữa. Nếu lúc này thấy xuất hiện mồ hôi thì thôi không xông nữa và uống thuốc nguội.

Những loại rau, củ nào hỗ trợ điều trị cúm A? 4

Xạ hương

Xạ hương là thảo mộc thường được sử dụng trong ẩm thực, làm thuốc và làm cảnh. Nhờ có đặc tính tăng cường miễn dịch, chống vi khuẩn và chống nấm, xạ hương được sản xuất dưới dạng tinh dầu có tác dụng thông mũi và long đờm. Ngoài ra, lá xạ hương rất giàu vitamin A và C nên bạn có thể dùng trà xạ hương để làm sạch tắc nghẽn và chất nhầy tại mũi do cảm cúm.

Cách dùng: Có thể dùng trà hoặc tinh dầu xạ hương.

Những loại rau, củ nào hỗ trợ điều trị cúm A? 5

Củ tỏi

Tỏi là một vị thuốc chữa cảm cúm, ho, sốt nhẹ hiệu quả. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ ho, tiêu đàm… Bổ sung tỏi vào những món ăn hằng ngày không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn giúp căn bệnh cảm cúm của bạn sớm hết.

Cách dùng: Ngậm 2 - 3 tép tỏi đập dập trong vòng 15 phút hoặc cứ 3 - 4 giờ nhai một tép.

Hoặc băm nhuyễn 3 - 4 tép tỏi, trộn với chút mật ong hoặc dầu ô liu rồi uống hỗn hợp này 3 lần/ngày.

Bạn cũng có thể bỏ 3 - 4 tép tỏi băm vào 1 ly nước lọc, khuấy đều rồi uống nhanh. Thực hiện công thức này mỗi ngày.

Những loại rau, củ nào hỗ trợ điều trị cúm A? 6

Củ gừng

Gừng giống như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên có sẵn trong nhà. Theo y học cổ truyền, gừng có tính ấm, cay nóng, sát khuẩn cao, nên được dân gian sử dụng như một cách chữa cảm cúm, đau đầu, buồn nôn cực kỳ hiệu quả.

Cách dùng: Cạo sạch vỏ, thái gừng thành từng lát mỏng. Sau đó cho vài lát gừng vào cốc, đổ nước, đun sôi và chờ trong khoảng 5 phút để gừng ngấm nước. Cho thêm một muỗng cà phê mật ong vào cốc nước gừng là có thể thưởng thức rồi.

Ngoài có thể bổ sung gừng vào trong những món ăn hàng ngày để cho căn bệnh cảm cúm sớm đi khỏi.

Những loại rau, củ nào hỗ trợ điều trị cúm A? 7

Củ nghệ

Củ nghệ từ lâu đã là một gia vị thông dụng trong một số món ăn, nhưng ít ai biết rằng, nghệ có thể điều trị bệnh cảm cúm một cách nhanh chóng. Để có được điều này là nhờ hoạt chất curcumin trong nghệ, đây là hoạt chất có tính chống oxy hóa, kháng viêm, curcumin còn giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh và thúc đẩy cơ chế tự vệ của cơ thể.

Cách dùng: Theo dân gian, bạn có thể dùng nghệ để làm nước uống bằng cách gọt sạch vỏ, thái lát sau đó giã nhuyễn, cho nước sôi vào rồi gạn lấy nước để uống. Cách này vừa có thể giúp trị bệnh cảm mà còn có thể giúp phòng bệnh cực kỳ tốt.

Những loại rau, củ nào hỗ trợ điều trị cúm A? 8

Củ sả

Sả là một lựa chọn đúng đắn khác để làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, cúm và cúm A. Nguyên nhân là do sả có đặc tính chống lại vi khuẩn và các hợp chất chống viêm citral và geraniol.

Cách dùng: Bạn có thể dùng sả dưới dạng trà, thả vào bồn tắm hoặc tinh dầu. Tinh dầu sả có tác dụng giảm ho, tiêu đờm, giúp cổ họng thông thoáng khi bị cảm cúm hoặc cúm A.

Hoặc đun nồi xông giải cảm hàn, cúm bằng cách nấu sả cùng các loại lá thơm khác như bưởi, tía tô, lá tre...

Hoặc có thể áp dụng bài thuốc trị cảm cúm từ sả như sau: sả khô bỏ rễ 40g, hoắc hương khô 40g, bạc hà khô 40g, vỏ quýt lâu năm 20g, củ gấu (đã chế biến) 20g, cam thảo 20g. Sấy khô, tán bột đóng gói 20g. Người lớn ngày 2 gói chia 4 lần. Trẻ em liều 1/2. Uống với nước nóng, đi nằm cho ra mồ hôi. Nếu có nôn cho 3 lát gừng hãm lấy nước uống cùng.

Những loại rau, củ nào hỗ trợ điều trị cúm A? 9

Ngoài việc bổ sung những loại rau gia vị trên, để căn bệnh cúm A nhanh khỏi bạn cũng nên lưu ý:

Khi bạn bị cúm A, một loạt các triệu chứng kèm theo sẽ khiến cơ thể bạn trở nên uể oải và rất mệt mỏi. Chính vì vậy, lúc này bạn hãy tạm gác công việc sang một bên và dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi. Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ thể tạo ra nhiều năng lượng hơn, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Uống đủ nước mỗi ngày: Hãy uống nước nóng hay vì nước lạnh vì nước nóng có tác dụng giữ ấm cơ thể cực kỳ tốt.

Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối loãng: Đây là một phương thuốc trị cảm lạnh tuyệt vời bởi muối có tính sát khuẩn, sát trùng cao.

Bổ sung những loại thức ăn, thức uống có chứa vitamin C như nước cam, nước chanh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Hạn chế ra ngoài: Nhiệt độ trong phòng và ngoài trời có sự chênh lệch rất lớn, bởi vậy, khi bị cảm lạnh bạn nên hạn chế ra ngoài. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài trời thì nên đeo khẩu trang và mặc quần áo ấm tránh gió lùa./.

Tin cùng chuyên mục
Từ 01/7/2025, đóng BHXH thiếu 6 tháng vẫn có thể được hưởng lương hưu

Từ 01/7/2025, đóng BHXH thiếu 6 tháng vẫn có thể được hưởng lương hưu

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 quy định về tỷ lệ đóng BHXH. Theo đó, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, bao gồm: 3% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản; 22% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tỷ lệ đóng BHXH tự nguyện bằng 22% thu nhập làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất.