Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Gương sáng

Những tấm gương tiêu biểu làm theo lời Bác ở Thanh Hoá

Quỳnh Trâm - 15:09, 03/08/2021

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều tấm gương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác trên các lĩnh vực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ bà Đỗ Thị Mơ (85 tuổi) là tấm gương sáng ở vùng cao Thanh Hóa
Cụ bà Đỗ Thị Mơ (85 tuổi) là tấm gương sáng ở vùng cao Thanh Hóa

Hành động ý nghĩa của cụ bà 85 tuổi

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm (2016 - 2020) thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; triển khai Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, diễn ngày 28/7/2021 vừa qua, hầu hết đại biểu tham dự khá ấn tượng với những tấm gương được vinh danh và trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, đó là cụ bà Đỗ Thị Mơ (85 tuổi), ở xã Lương Sơn, huyện miền núi Thường Xuân.

Còn nhớ câu chuyện xin thoát nghèo của bà năm 2018, tạo sức lan toả trong cộng đồng về tinh thần, ý chí vươn lên thoát nghèo của bà. Năm nay, cụ Mơ đã bước vào tuổi 85, cụ Mơ sống một mình trong căn nhà cấp bốn cũ, diện tích chừng 20 m2. Chồng mất sớm, cụ Mơ một mình nuôi 11 người con khôn lớn. Hiện nay, các con cụ đều đã lập gia đình và ở xa, gia đình cụ được xét là hộ nghèo trong xã. 

Tuy nhiên,từ năm 2018, cụ Đỗ Thị Mơ đã bắt đầu đến UBND xã xin ra khỏi hộ nghèo, nhưng do khi xét, chấm theo thang điểm nghèo đa chiều, thì cụ vẫn thuộc diện hộ nghèo nên chính quyền xã không giải quyết. Mặc dù vậy, cụ Mơ vẫn thi thoảng đạp xe đến UBND xã xin thoát nghèo.

Đến cuối năm 2019, khi cụ Mơ vẫn nhất quyết xin thoát nghèo, chính quyền các cấp đã xem xét và quyết định để cụ Mơ thoát nghèo theo nguyện vọng. 

“Tôi rất vui vì cá nhân tôi lại nhận được sự quan tâm rất lớn từ các cấp chính quyền.  Thực tâm tôi muốn thoát nghèo vì thấy mình còn lao động được, muốn nhường phần đó cho nhiều trường hợp còn khổ, khó khăn hơn mình và để làm gương cho những người khác", cụ Mơ giãi bày.

Cụ Mơ cho biết, hiện nay, các con của cụ người thì làm doanh nghiệp, người làm công chức, ai cũng có thu nhập ổn định, không khó khăn về kinh tế. Hằng tháng, các con của cụ đều gửi tiền cho mẹ trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, thường ngày, cụ nuôi gà, chăm sóc vườn rau rồi hái đem ra chợ bán. Trong sinh hoạt, cụ vẫn tự chăm sóc cho bản thân chứ không cần nhờ người khác. Điều cụ Mơ muốn nhắn nhủ là, không ai nghèo nếu còn sức khoẻ thì hãy lao động, có vậy mới thoát nghèo.

Bí thư, Trưởng bản Vi Thế Thiệp là người góp công đưa bản Hang trở thành bản Nông thôn mới kiểu mẫu của huyện Quan Hóa
Bí thư, Trưởng bản Vi Thế Thiệp là người góp công đưa bản Hang trở thành bản nông thôn mới kiểu mẫu của huyện Quan Hóa

Người đóng góp xây bản nông thôn kiểu mẫu

Anh Vi Thế Thiệp (sinh năm 1981), ở xã Phú Lệ, huyện vùng cao Quan Hóa,  Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Bản Hang, xã Phú Lệ, một tấm gương về sự tận tụy, trách nhiệm và  sáng tạo trong công việc. Anh là người góp phần quan trọng cho việc xây dựng thành công Bản Hang thành bản nông thôn mới kiểu mẫu

Với suy nghĩ, khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương, năm 2002, anh Thiệp và một số thành viên đã sáng lập và kết nối Tour Du lịch sinh thái cộng đồng tại Bản Hang. Sau gần 20 năm, từng bước làm, từng bước phát triển, mô hình Du lịch sinh thái cộng đồng được phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hằng năm, có trên 3000 lượt khách đến thăm quan và nghỉ dưỡng; trong đó chủ yếu là khách quốc tế, với doanh thu hàng tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho người dân và đưa Bản Hang đã trở thành bản Du lịch cộng đồng. 

Để đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, anh đã vận động và cùng với người dân trong bản huy động được 627 triệu đồng và hơn 2.000 ngày công để xây dựng các công trình chung của bản.Nhờ đó mà ngày 21/12/2020, Bản Hang được Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa ban hành quyết định công nhận “Bản Hang đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu”.

Theo anh Thiệp, cán bộ thì phải làm gương,những gì mới, bà con chưa hiểu, chưa thấy thì mình làm trước, bà con thấy được mới tin tưởng nghe theo mình ví như muốn bà con thoát nghèo, gia đình mình cũng phải xây dựng được cuộc sống cho tốt. Do đó  anh đã cùng gia đình xây dựng dịch vụ lưu trú homestay để thu hút khách đến nghỉ và thăm quan. Những năm gần đây, lượng khách đến với gia đình anh ngày càng đông, thu nhập hàng năm khoảng 400 triệu đồng. 

Là Bí thư chi bộ, tham gia các hoạt động ở địa phương, anh Thiệp có điều kiện được tham gia các cuộc hội họp, học tập, tập huấn, tiếp xúc với bên ngoài nhiều nên nhận thức sâu sắc phát triển du lịch là một hướng đi đúng đắn và mang lại thu nhập ổn định. 

Đặc biệt là thực hiện Nghị quyết của tỉnh, huyện về đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai để tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, anh đã mạnh dạn đấu thầu gần 10ha đất bỏ hoang để cải tạo đầu tư và thành lập Hợp tác xã Du lịch & Thương mại Thái Sơn, với mục đích phát triển nông nghiệp và kinh doanh du lịch.

Nói về dự định sắp tới, anh Thiệp cho biết, anh tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò là một Bí thư Chi bộ, Trưởng bản để có thể tập hợp đoàn kết thống nhất trong Nhân dân, cùng Nhân dân tiếp tục xây dựng Bản Hang trở thành một bản nông thôn kiểu mẫu nâng cao. 

Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.