Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Những triệu phú ở Tam Đường

Đinh Phương - 23:53, 27/05/2023

Những năm gần đây, người dân trên địa bàn xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã chú trọng đầu tư nuôi cá nước lạnh. Hiệu quả kinh tế của loại cá này đã mang lại nguồn thu nhập rất lớn cho người dân trên địa bàn.

 Từ nuôi cá nước lạnh, nhiều gia đình ở bản Chu Va 6 có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Từ nuôi cá nước lạnh, nhiều gia đình ở bản Chu Va 6 có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm

Năm 2019, anh Hàng A Phàng ở bản Chu Va 8, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường quyết định đầu tư 5 bể nổi lót bạt nuôi cá tầm. Từ nuôi cá, mỗi năm gia đình thu nhập hàng trăm triệu đồng; riêng năm 2022, với 2.500 con giống, tổng thu lên tới 900 triệu đồng. Bước sang năm 2023, anh chuyển địa điểm nuôi sang khu vực suối Trắng đầu tư nuôi cá tầm, cá hồi với tổng số 8 bể và 8.000 con cá giống.

Còn gia đình anh Nguyễn Gia Oanh ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai mua khoảng 1 ha đất dưới chân núi Hoàng Liên của người dân đầu tư nuôi cá nước lạnh ở bản Chu Va 8. Đầu tư quy mô ao nuôi với diện tích khoảng 6.000 m2, anh nuôi theo quy trình khép kín, thực hiện gối vụ bảo đảm duy trì lượng cá tầm, cá hồi thương phẩm bán ra thị trường. Mỗi năm anh xuất ra thị trường từ 25 - 30 tấn cá thương phẩm, thu nhập đạt từ 600 triệu đến 1 tỷ đồng.

Theo Trưởng bản Giàng A Lờ , trên địa bàn bản Chu Va 8 hiện nay có gần 50 hộ dân tham gia nuôi cá tầm, cá hồi. Từ nuôi cá nước lạnh, nhiều hộ có thu nhập cả tỷ đồng/năm, vươn lên thành hộ khá, giàu. Nhờ đó, bản giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo. Tính đến hết năm 2022, bản chỉ còn 19/182 hộ nghèo.

Theo thống kê, toàn xã Sơn Bình có 26 cơ sở nuôi cá nước lạnh với trên 300 bể nuôi (cá giống, cá thương phẩm), diện tích 1,8ha. Với giá bán bình quân từ 200.000 - 250.000 đồng/kg đã đem lại doanh thu từ 16 đến hơn 20 tỷ đồng mỗi năm cho người dân Sơn Bình. Nhiều hộ dân đã có cuộc sống ổn định và là những triệu phú về nuôi cá nước lạnh trên núi.

Hiệu quả từ nuôi cá nước lạnh trên địa bàn các bản Chu Va 6, 8, 12, xã Sơn Bình đã thể hiện rất rõ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động tích cực đến việc thực hiện tiêu chí khó là thu nhập, giảm nghèo của xã Sơn Bình, hướng tới cán đích nông thôn mới cuối năm 2023.

Nghề nuôi cá nước lạnh đã giúp nhiều hộ dân xã Sơn Bình thoát nghèo và làm giàu.
Nghề nuôi cá nước lạnh đã giúp nhiều hộ dân xã Sơn Bình thoát nghèo và làm giàu.

Ông Hoàng Đình Quân, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Bình cho rằng: Với địa hình và điều kiện tự nhiên để nuôi cá nước lạnh, nhất là cá tầm và cá hồi, hiện nay, ở một số hộ dân ở các bản đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá tầm, cá hồi phát triển kinh tế.

Nhờ nguồn thu lớn từ nuôi cá nước lạnh, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, đến hết năm 2022, xã Sơn Bình đạt thu nhập bình quân đầu người 42 triệu đồng.

Hiện nay, xã Sơn Bình tiếp tục tuyên truyền, vận động Nhân dân duy trì và nâng cao tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới. Coi đây là tiền đề quan trọng để địa phương quyết tâm phấn đấu thực hiện 4 tiêu chí còn lại, đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới theo kế hoạch vào cuối năm 2023.

Theo thống kê, toàn xã Sơn Bình có 26 cơ sở nuôi cá nước lạnh với trên 300 bể nuôi (cá giống, cá thương phẩm), diện tích 1,8ha. Nhờ nguồn thu lớn từ nuôi cá nước lạnh và việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hết năm 2022, xã Sơn Bình đạt thu nhập bình quân đầu người 42 triệu đồng; duy trì và nâng cao tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới.

Tin cùng chuyên mục
Tre, trúc không còn bị "bạc đãi" ở vùng đất Tây Nam bộ

Tre, trúc không còn bị "bạc đãi" ở vùng đất Tây Nam bộ

Các loại cây họ tre nứa rất dễ trồng, dễ chăm sóc với hàng chục giống tre, trúc khác nhau và chúng được trồng hầu như khắp các địa phương vùng Tây Nam bộ. Từ lâu, sản phẩm từ cây tre gắn bó với đời sống cư dân nơi này. Dù đang chịu cạnh tranh gay gắt với hàng hóa sản xuất bằng dây chuyền công nghệ, thay thế bằng những nguyên liệu công nghiệp nhưng không vì thế mà sản phẩm từ họ tre trúc “hết thời”.