Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Niềm tự hào của bản làng

Nhóm PV - 10:31, 08/11/2019

Trong Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2019 lần này có nhiều gương mặt đến từ những bản làng xa xôi nhất, hẻo lánh nhất trên khắp cả nước. Các em không chỉ là niềm vinh dự của mỗi gia đình, dòng họ mà còn là niềm tự hào chung của bản làng.

Từ các bản làng vùng cao gian khó, nhiều em học sinh DTTS đã nỗ lực vươn lên, trở thành niềm tự hào của bản làng. Ảnh minh họa
Từ các bản làng vùng cao gian khó, nhiều em học sinh DTTS đã nỗ lực vươn lên, trở thành niềm tự hào của bản làng. Ảnh minh họa

Cô gái Tày gặt hái thành công từ sự đam mê môn Địa lý

Giành giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý, với số điểm 17/20, Hoàng Hải Hằng được tuyển thẳng vào Đại học Luật Hà Nội. Em mong ước sau này sẽ trở thành một người làm luật giỏi để xây dựng quê hương Cao Bằng ngày càng giàu đẹp.

Sinh ra ở thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc trong một gia đình có truyền thống hiếu học, từ nhỏ Hằng đã có niềm đam mê đặc biệt với môn Địa lý. Em chia sẻ, từ cấp THCS cho đến khi học Trường THPT Vùng cao Việt Bắc, mỗi tiết học Địa lý, khi được nhìn bản đồ, địa cầu, em đều cảm thấy như mình đang được đi du lịch khắp nơi. Vì thế, em rất thích tìm hiểu những vùng đất lạ, những đặc điểm địa lý qua sách vở và tài liệu trên mạng internet. Đây cũng chính là một trong những lý do em luôn đạt điểm cao về môn Địa lý.

Niềm tự hào của bản làng 1

Chia sẻ bí quyết học tập, Hằng cho biết, chỉ cần có đam mê thì mọi khó khăn sẽ vượt qua dễ dàng. Kỷ luật nghiêm khắc với bản thân, chăm chỉ học hỏi từng ngày sẽ tạo nên một nền móng kiến thức vững chắc. Vì thế, hình ảnh cô gái cặm cụi học, đọc tài liệu mỗi giờ ra chơi hay thường xuyên “tu luyện” trong thư viện đã trở thành quen thuộc với bạn bè xung quanh.

Giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý năm 2018 - 2019 là niềm vui nhưng không bất ngờ với em. “Em tin tưởng nỗ lực của mình được đền đáp xứng đáng”, cô gái Tày luôn quan niệm thành công sẽ không đến với những kẻ lười biếng.

Chia sẻ về cảm xúc khi được tham dự Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2019, Hằng nói, em rất vui và bất ngờ. Đây là món quà ý nghĩa to lớn về cả vật chất lẫn tinh thần cho học sinh, sinh viên người DTTS như chúng em, bởi chúng em biết rằng mình luôn được cộng đồng quan tâm, giúp đỡ để phát triển, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Lữ Thị Đàm-Bông hoa đẹp nơi miền Tây xứ Nghệ

Niềm tự hào của bản làng 2

Bố mất sớm, mẹ tảo tần nuôi hai con khôn lớn, nữ sinh người Thái ở xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong (Nghệ An) luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, chăm chỉ học tập trở thành tấm gương học sinh học giỏi được thầy cô tin tưởng, yêu mến, bạn bè nể phục.

Ba năm học THPT ở trường DTNT số 2 của tỉnh Nghệ An, em luôn là một trong những học sinh xuất sắc của lớp, của trường; thành viên tích cực trong các phong trào đoàn đội. Trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018-2019, với số điểm 26,5, Lữ Thị Đàm trúng tuyển vào Khoa Kinh tế - Trường Đại học Vinh

Thầy giáo Nguyễn Đậu Trương, Hiệu trưởng Trường DTNT số 2 tỉnh Nghệ An cho biết: Lữ Thị Đàm là học sinh toàn diện trong các lĩnh vực và các môn học. Em vượt qua khó khăn để học tập, ngoài ra, em còn rất nhiệt tình giúp các bạn khác cùng học tập vươn lên. Kỳ thi THPT quốc gia, Lữ Thị Đàm đăng ký dự thi khối C và đạt 26,5 điểm thuộc tốp dẫn đầu của Trường THPT DTNT số 2 tỉnh Nghệ An.

Nhận thông tin được tham dự Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2019 tại Hà Nội, cô nữ sinh dân tộc Thái Lữ Thị Đàm phấn khởi cho biết: “Phần thưởng này rất có ý nghĩa với em, nó sẽ là động lực thúc đẩy em cố gắng hơn nữa trong học tập, rèn luyện để mai này trở thành công dân có ích cho cộng đồng, xã hội..”.

“Hạnh phúc nhất đời em là được tiếp tục đi học”

Niềm tự hào của bản làng 3

Với số điểm 25,5 cho 3 môn khối C, thi đỗ vào Khoa Quản trị Du lịch (Học viện Phụ nữ) là nỗ lực không biết mệt mỏi của cô bé dân tộc Lự - Tao Thị Ón, đến từ xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Ón là con út trong một gia đình có 8 anh chị em nghèo khó. Cha mẹ Ón lần lượt qua đời khi em còn nói chưa tròn chữ. Từ đó, tuổi thơ của em lớn lên trong vòng tay của anh trai và chị gái nuôi ăn học.

Những năm tháng học phổ thông, đã mấy lần em suýt phải bỏ học để tập trung đi làm thuê kiếm sống và giúp đỡ anh chị, bởi điều kiện gia đình các anh chị khó khăn. Nhưng nhìn em gái sáng đi học, chiều lên nương làm ruộng vẫn ôm cuốn sách theo và mong được đi học, người chị không đành lòng nên vẫn để cho em đi học hết THPT mà không ép em bỏ học. Ước mơ của em là phải học hành, đi đây đi đó để mở mang kiến thức, thay đổi tương lai.

Kỳ thi đại học năm 2019, nhận giấy trúng tuyển của Học viện Phụ nữ Trung ương nhưng Tao Thị Ón không thể tới trường bởi kinh tế gia đình em quá khó khăn. Ngày các bạn nhập học, em lặng lẽ trốn trong nhà khóc một mình. Các anh chị, người thì không muốn cho em đi học, người muốn thì cũng chẳng thể lo chi phí cho em theo học, chỉ biết ngậm ngùi bất lực nghĩ rằng, ước mơ của em gái sẽ bị gói ghém cất vào quên lãng.

Không được đi học, Tao Thị Ón được người quen giúp mưu sinh bằng công việc phục vụ quán ăn ở Hà Nội. “Em không nghĩ nhiều, lúc đó em chỉ không muốn luẩn quẩn mãi nơi quê nghèo vất vả”, Ón nói.

Rồi niềm vui bất ngờ đến với em, khi Báo Dân tộc và Phát triển - đơn vị tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2019 biết được thông tin về em là học sinh DTTS rất ít người đỗ đại học với số điểm cao được Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi danh sách tuyên dương. Với sự hỗ trợ của Báo Dân tộc và Phát triển, sự chia sẻ và tạo điều kiện của Học viện Phụ nữ, em đã được nhập học. Dù muộn gần 2 tháng so với các bạn, nhưng em đã chính thức trở thành sinh viên Khoa Quản trị Du lịch (Học viện Phụ nữ).

Ón bộc bạch: Em đang cảm thấy mình thật sự may mắn và hạnh phúc khi được các cô, các bác ở Báo Dân tộc và Phát triển quan tâm, giúp đỡ để tiếp tục thắp sáng ước mơ cho em. “Em sẽ học giỏi và thành công để về xây dựng quê hương Lai Châu tươi đẹp và giúp đỡ những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được tới trường”, Ón tự tin nói.

Các em học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu được vinh danh năm 2018 thăm Văn Miếu Quốc tử Giám
Các em học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu được vinh danh năm 2018 thăm Văn Miếu Quốc tử Giám

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.