Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Ninh Phước (Ninh Thuận): Chăm lo nâng cao đời sống văn hóa cơ sở

PV - 16:19, 07/10/2022

Chăm lo đời sống văn hóa cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Địa phương đã huy động các nguồn lực xã hội xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân địa phương. Đồng thời tích cực góp phần nâng cao các tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Đội văn nghệ quần chúng thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu (Ninh Phước) biểu diễn mừng Lễ hội Katê
Đội văn nghệ quần chúng thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu (Ninh Phước) biểu diễn mừng Lễ hội Katê

Toàn huyện Ninh Phước hiện có 39.702 hộ, với trên 162.000 nhân khẩu sinh sống tập trung ở 65 thôn, khu phố thuộc địa bàn 9 xã, thị trấn. Trong đó, đồng bào DTTS chiếm 33% dân số; đông nhất là đồng bào Chăm, có 10.998 hộ, với 49.729 người, chiếm 30,6% dân số.

Thành tựu nổi bật tiêu biểu trong việc chăm lo nâng cao đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Ninh Phước là các xã, thị trấn đều thành lập đội bóng đá, bóng chuyền thường xuyên luyện tập tham gia thi đấu tranh giải truyền thống cấp huyện và giao hữu với các địa phương.

Toàn huyện có 30 câu lạc bộ thể dục thể thao, 66 đội bóng đá cơ sở, 14 câu lạc bộ võ thuật hoạt động hiệu quả. Hoạt động thể thao tạo sân chơi bổ ích cho thanh niên vùng nông thôn và phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư.

Hệ thống truyền thanh không dây được đầu tư 196 cụm loa thuộc địa bàn 9/9 xã, thị trấn, mỗi địa phương có 15 - 20 loa phủ sóng khắp 65 thôn, khu phố, thường xuyên tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các hoạt động của chính quyền cơ sở đến các tầng lớp Nhân dân.

Toàn huyện hiện có 84% số hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, góp phần xây dựng 62 thôn, khu phố đạt danh hiệu Khu dân cư văn hóa cấp huyện; 100% cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu Văn hóa.

Tính đến nay, 9/9 xã, thị trấn của huyện Ninh Phước có Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Đài Truyền thanh cấp huyện, Thư viện huyện và thư viện các trường học, bưu điện văn hóa xã, 26 sân vận động, 74 sân bóng chuyền đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt văn hóa - thể thao của Nhân dân.

Đặc biệt, Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận và nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trên địa bàn huyện còn có Tháp Po Rome, đình Vạn Phước, đình Thuận Hòa được công nhận Di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc cấp quốc gia đã tạo động lực đưa đời sống văn hóa của Nhân dân ngày càng phát triển.

Ninh Phước huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng nhà tập luyện thi đấu thể thao, sân vận động, nhà hát ngoài trời, hoa viên trung tâm hành chính huyện, Nhà trưng bày gốm Bàu Trúc, Nhà trưng bày dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp thu hút đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm sản phẩm. Huyện Ninh Phước có nhiều nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú phát huy tốt vai trò “báu vật sống” trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống địa phương...

nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Đến với các xã, thị trấn thuộc huyện Ninh Phước vào những ngày cuối tháng 9 năm nay, chúng tôi ghi nhận đời sống văn hóa của người dân ngày càng khởi sắc. Thanh niên vùng đồng bào Chăm phấn khởi luyện tập văn nghệ, thể thao chuẩn bị đón Lễ hội Katê 2022. Phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn huyện phát triển rộng khắp từ vùng đồng bằng đến các thôn, xóm vùng miền núi. Mỗi thôn, khu phố đều có đội văn nghệ gồm 15 - 20 diễn viên, nhạc công tham gia biểu diễn phục vụ đời sống tinh thần cho Nhân dân trong các dịp lễ, tết và các sự kiện chính trị - văn hóa ở địa phương.

Chúng tôi nhiều lần chứng kiến các nghệ nhân dân gian dân tộc Chăm, dân tộc Raglay trong trang phục truyền thống biểu diễn dân ca, dân vũ đặc sắc trên nền nhạc cụ dân tộc được khán giả tán thưởng. Trong những năm gần đây, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ cho các khu dân cư huyện Ninh Phước hàng chục tỷ đồng mua sắm nhạc cụ, thiết bị âm thanh, ánh sáng, dụng cụ thể dục thể thao, xây dựng hệ thống truyền thanh, nhà sinh hoạt văn hóa dân tộc Chăm. Tính riêng trong 2 năm 2021 và 2022, ngân sách phân bổ hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn huyện Ninh Phước là 2.852 triệu đồng...

Đồng chí Võ Minh Tân - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Văn hóa - Thể thao huyện Ninh Phước cho biết: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025, ngành Văn hóa - Thể thao tham mưu UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp tổ chức hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và các hoạt động văn hóa, thể thao, qua đó góp phần nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân. Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình hình kinh tế - xã hội đến với các tầng lớp Nhân dân. Đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở, nâng cao toàn diện đời sống Nhân dân trên địa bàn huyện trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục
Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí có trường hợp tử vong tại Nha Trang (Khánh Hòa), TP.HCM, Đồng Nai thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể coi nhẹ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu không muốn phải trả giá, thậm chí bằng cả tính mạng.