Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Ninh Thuận: Lắng nghe tiếng nói của các doanh nghiệp và nhà phân phối hàng Việt

Thái Sơn Ngọc - 18:30, 30/10/2024

Sáng 30/10, tại Tp. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tỉnh Ninh Thuận tổ chức Diễn đàn “Lắng nghe tiếng nói của các doanh nghiệp và nhà phân phối hàng Việt”, năm 2024.

Quang cảnh Diễn đàn “Lắng nghe tiếng nói của các doanh nghiệp và nhà phân phối hàng Việt”.
Quang cảnh Diễn đàn “Lắng nghe tiếng nói của các doanh nghiệp và nhà phân phối hàng Việt”

Đến dự có ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Ninh Thuận; Ông Lê Văn Bình, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Ông Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện 50 doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Tỉnh Ninh Thuận hiện có 12 sản phẩm đặc thù của địa phương được công nhận bao gồm: 6 sản phẩm nhóm cây trồng là nho, táo, măng tây, tỏi, nha đam, rong sụn và 3 sản phẩm vật nuôi là tôm, cừu, dê và 3 sản phẩm làng nghề là nước mắm Cà Ná, thổ cẩm Mỹ Nghiệp, gốm Bàu Trúc. 

Toàn tỉnh có 182 sản phẩm OCOP của 81 chủ thể được công nhận; trong đó có 152 sản phẩm đạt 3 sao, 30 sản phẩm đạt 4 sao và 2 sản phẩm được đánh giá tiềm năng 5 sao, mang những nét đặc trưng của địa phương. Sản phẩm nho, táo chiếm 36% tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh Ninh Thuận.

Triển khai thực hiện Chương trình “mỗi xã một sản phẩm”, Ninh Thuận đang đẩy mạnh hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử; quảng bá, kết nối các sản phẩm OCOP vào các kênh phân phối hiện đại, các chuỗi cửa hàng, gắn kết với hoạt động du lịch đưa sản phẩm OCOP tới người tiêu dùng thuận tiện...

Phát biểu tại Diễn đàn, đại diện các doanh nghiệp ghi nhận lãnh đạo các ngành, các cấp tỉnh Ninh Thuận tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách giúp các đơn vị sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả. Nhiều sản phẩm được thị trường trong và ngoài tỉnh tin dùng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương. 

Các doanh nghiệp mong muốn, lãnh đạo tỉnh tạo cơ chế thông thoáng nhằm thu hút thêm nhiều doanh nghiệp đầu tư, khai thác tiềm năng lợi thế kinh tế của tỉnh Ninh Thuận, tạo ra nhiều sản phẩm mới đạt chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Tăng cường truyền thông quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng hóa xuất xứ Ninh Thuận đến với người tiêu dùng.

Đại diện các cơ quan, doanh nghiệp ký kết phong trào thi đua hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP, đặc thù tỉnh Ninh Thuận vào chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị, sàn thương mại điện tử.
Đại diện các cơ quan, doanh nghiệp ký kết phong trào thi đua hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP, đặc thù tỉnh Ninh Thuận vào chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị, sàn thương mại điện tử

Tại Diễn đàn, ông Phạm Văn Hậu ghi nhận ý kiến đề nghị của các doanh nghiệp. Ông mong muốn, các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng; Áp dụng quy trình sản xuất sạch, bảo đảm chất lượng sản phẩm đủ điều kiện đưa vào hệ thống siêu thị; Đầu tư công nghệ chế biến nâng cao giá trị sản phẩm mang tính đặc thù riêng có địa phương; Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát bảo đảm chất lượng sản phẩm; Liên kết các doanh nghiệp trong phân phối đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, nâng cao chuỗi giá trị; Đa dạng hình thức quảng bá thương hiệu hàng hóa đến với người tiêu dùng.

Dịp này, đại diện các cơ quan, doanh nghiệp ký kết phong trào thi đua hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP, đặc thù của tỉnh Ninh Thuận vào chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị, sàn thương mại điện tử.

Tin cùng chuyên mục
Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS tỉnh Bạc Liêu cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, đồng thời nhanh chóng bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết, chuyển hóa các di sản và bản sắc dân tộc trở thành nguồn lực, tài nguyên cho sự phát triển bền vững; luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, không tin theo các luận điệu xuyên tạc, chống phá, chia rẽ dân tộc. Đây là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024.