Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Nỗi lo trên những bến sông

THÚY HỒNG - 11:35, 30/09/2019

Lạng Sơn hiện có khoảng 47 bến đò ngang, hằng ngày người dân thường xuyên qua lại. Phương tiện chủ yếu được sử dụng là những chiếc bè, mảng được ghép từ thân cây tre. Tai nạn thương tâm luôn rình rập trên những bến sông, với những phương tiện thô sơ này.

Học sinh ở xã Bình Trung, huyện Cao Lộc phải dùng bè mảng qua sông để đi học.
Học sinh ở xã Bình Trung, huyện Cao Lộc phải dùng bè mảng qua sông để đi học.

Chông chênh bè mảng

Bến sông Pò Lạn, xã Quốc Việt, huyện Tràng Định là nơi con sông Kỳ Cùng chảy qua, chia cắt người dân 3 thôn Pò Lạn, Co Khuyu, Nà Deng với trung tâm xã. Từ xưa đến nay, người dân muốn mua bán, trao đổi hàng hóa, hay con em họ muốn đến trường cũng phải đi lại bằng bè mảng qua bến sông này.

Có mặt tại bến sông, chứng kiến cảnh người dân đi lại bằng bè mảng mới thấy được sự nguy hiểm của người dân, khi phải đánh cược tính mạng của mình mỗi khi qua sông. Anh Nông Văn Duyên người dân ở thôn Pò Lạn cho biết: Mùa khô nước sông xuống thấp việc đi lại còn dễ dàng hơn, chứ mùa mưa bão nước sông lên cao, chảy xiết rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với các cháu học sinh, sơ sẩy là có thể rơi xuống nước.

Nếu như việc qua sông đối với người lớn, đã là nỗi lo thường trực, thì với các em học sinh càng nguy hiểm hơn. Em Chu Thị Lan, thôn Pò Lạn, học sinh lớp 9 Trường THCS Quốc Việt chia sẻ: Ngày nào chúng em cũng phải đi mảng qua đoạn sông này. Ngày học 2 buổi thì chúng em đi về 4 lượt. Em cũng sợ, nhưng lâu rồi cũng quen. Mùa mưa nước dâng lên cao rất nguy hiểm, không ai dám qua sông, chúng em cũng phải nghỉ học.

Chia sẻ về tình thực trạng này, ông Chu Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Quốc Việt cho biết: Tại các cuộc tiếp xúc cử tri cấp huyện, cấp tỉnh, chính quyền và Nhân dân cũng đã kiến nghị với các đại biểu xây dựng cầu để thuận tiện đi lại cho người dân. Nhưng do huyện chưa bố trí được kinh phí, nên khoảng 90 hộ gia đình của 3 thôn này vẫn phải dùng bè mảng để đi lại, giao thương hằng ngày. Đặc biệt, tại 3 thôn có khoảng 60 học sinh tiểu học và trung học phải vượt sông bằng bè để đến trường. Người dân cũng được Ban An toàn Giao thông của tỉnh cấp áo phao và tuyên truyền vận động phải mặc áo phao để bảo đảm an toàn khi qua sông.

Pò Lạn chỉ là một trong những bến sông hiện nay trên địa bàn Lạng Sơn mà hằng ngày người dân vẫn phải sử dụng bè mảng làm phương tiện giao thông đi lại. Việc sử dụng bè mảng làm phương tiện đi lại tiềm ẩn rất nhiều tại nạn thương tâm, đặc biệt trong mùa mưa lũ.

Quả bóng trách nhiệm?

Để bảo đảm an toàn giao thông đường thủy trên địa bàn, ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Lạng Sơn đã tuyên truyền vận động người dân thực hiện an toàn giao thông khi qua sông. Ông Nghiêm Văn Hải, Giám đốc Sở GTVT tỉnh cho biết: Ban ATGT tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền cho người dân về an toàn giao thông đường thủy, trang bị áo phao cho người dân khi qua sông, suối trong mùa mưa lũ.

Tuy nhiên, hiện nay các đơn vị chức năng vẫn chưa có các biện pháp hữu hiệu để bảo đảm an toàn giao thông cho ngươi dân sống ở các thôn ven sông.

Điều đáng buồn, khi phóng viên đặt câu hỏi hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có bao nhiêu bến sông người dân qua lại bằng bè mảng, thống kê hằng năm tình trạng tai nạn sông nước do người dân sử dụng bè mảng như thế nào? Các đơn vị chức năng thuộc thẩm quyền như Sở GTVT hay Ban An toàn Giao thông tỉnh đều không thống kê được, vẫn còn đùn đẩy trách nhiệm.

Do huyện chưa bố trí được kinh phí, nên khoảng 90 hộ gia đình của 3 thôn vẫn phải dùng bè mảng để đi lại, giao thương hằng ngày. Đặc biệt tại 3 thôn có khoảng 60 học sinh tiểu học và trung học phải vượt sông bằng bè để đến trường.

Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.