Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Nóng: Ấn Độ tiếp tục là tâm dịch COVID-19

PV - 10:10, 28/04/2021

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 28/4/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 149.315.073 ca nhiễm COVID-19, trong đó 3.148.021ca tử vong và 126.970.796 ca bình phục. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 826.728 ca mắc và 14.697 ca tử vong mới vì đại dịch.

Các bệnh viện tại Ấn Độ trở nên quá tải, thiếu giường bệnh và các vật tư y tế để chăm sóc cho bệnh nhân. (Ảnh: AFP)
Các bệnh viện tại Ấn Độ trở nên quá tải, thiếu giường bệnh và các vật tư y tế để chăm sóc cho bệnh nhân. (Ảnh: AFP)

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 32.927.058 ca nhiễm COVID-19, trong đó 587.373 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Ấn Độ (362.902 ca); Brazil (76.085 ca); Mỹ (52.013 ca); Thổ Nhĩ Kỳ (43.301 ca); Argentina (25.495 ca)…Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Ấn Độ (3.285 ca); Brazil (3.120 ca; Mỹ (874 ca); Argentina (512 ca); Iran (462 ca); Ba Lan (460 ca)…

Tại châu Âu, số người nhiễm COVID-19 hiện tại là 44.139.770 người, với 1.004.477 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận đã có thêm 125.950 ca nhiễm mới và 3.467 ca tử vong vì COVID-19. Pháp hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 tại châu Âu. Hiện Pháp ghi nhận đã có 5.534.313 ca mắc COVID-19 và 103.603 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 27/4, nước này có thêm 30.317 ca nhiễm mới và 333 ca tử vong mới vì dịch bệnh. Xếp sau Pháp về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 tại châu lục gồm Nga, Anh, Italy, Tây Ban Nha, Đức…

Châu Á đã có tổng cộng 37.974.205 ca nhiễm và 504.890 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 489.419 ca mắc và 4.938 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á, có 32.560.711 ca được điều trị khỏi; 4.908.604 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 31.094 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện đang được coi là tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới. Ngày 27/4, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 362.902 ca mắc mới, tiếp tục là mức cao nhất thế giới và 3.285 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày. Đây là ngày thứ 6 liên tiếp Ấn Độ ghi nhận kỷ lục về số ca mắc mới và tử vong hàng ngày vì COVID-19. Hiện quốc gia châu Á này ghi nhận số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 17.988.637 ca và 201.165 ca.

Hiện tình trạng thiếu vaccine COVID-19 rất nghiêm trọng ở Ấn Độ. Dự báo, các trung tâm tiêm phòng vaccine của nước này sẽ chứng kiến tình trạng thiếu vaccine trong những ngày tới. Trong bối cảnh tình hình đại dịch COVID-19 đang diễn biến vô cùng căng thẳng tại Ấn Độ, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã thông báo sẽ tích cực hỗ trợ quốc gia này ứng phó với đại dịch. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết sẽ cung cấp cho Ấn Độ nhiều thiết bị quan trọng cũng như hàng tiếp tế, trong đó có hàng nghìn máy tạo oxy, bệnh viện dã chiến di động và vật tư phòng thí nghiệm. Ngoài ra, hơn 2.600 nhân viên từ các chương trình khác của WHO sẽ được cử tới hỗ trợ Ấn Độ.

Các quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do dịch bệnh tại châu Á là Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Indonesia, Iraq. Trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận đã có hơn 4,7 triệu ca nhiễm; Iran có hơn 2,4 triệu ca và Indonesia cũng ghi nhận hơn 1,6 triệu ca nhiễm COVID-19…

Tại ASEAN, trong 24 giờ qua, khu vực này có thêm 17.484 ca mắc mới và 262 ca tử vong vì COVID-19. Tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng 3.344.050 người mắc COVID-19, trong đó 66.577 ca tử vong.

Trong ngày 27/4, khối này có 5 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Campuchia. Indonesia vẫn đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Bộ Y tế Indonesia ngày 27/4 cho biết, nước này ghi nhận thêm 4.656 ca mắc COVID-19 và 168 ca tử vong mới vì dịch bệnh. Tính đến nay, Indonesia ghi nhận đã có 1.651.794 ca mắc và 44.939 ca tử vong vì COVID-19. Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 27/4 đã hối thúc tất cả các bên liên quan nỗ lực nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới đang bùng phát tại một số quốc gia.

Cùng ngày, tại Philippines, Bộ Y tế nước này cho biết, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á cũng đã lên tới 16.916 ca. Tình hình dịch bệnh tại Philippines vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều gần gấp đôi Indonesia và cao nhất trong số các nước Đông Nam Á. Trong 24 giờ qua, Bộ Y tế Philippines thông báo ghi nhận thêm 7.204 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca bệnh tại quốc gia Đông Nam Á này lên là 1.013.618 ca. Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng Philippines có thể phải đối mặt cơn “sóng thần” lây nhiễm COVID-19 như đang nhấn chìm Ấn Độ trong tháng này.

Bộ Y tế Campuchia chiều 27/4 thông báo trong 24 giờ qua, nước này đã có thêm 508 ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Tính đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này lên tới 11.063 người, trong đó 3.704 trường hợp đã bình phục và 82 người không qua khỏi. Thái Lan ngày 27/4 ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 trong ngày ở mức cao nhất từ trước đến nay sau khi quốc gia Đông Nam Á này xác nhận thêm 15 bệnh nhân không qua khỏi.

Giới chức Thái Lan ngày 27/4 cũng ghi nhận thêm 2.179 ca nhiễm mới, mức cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số các ca bệnh từ trước tới nay lên 59.687 ca, trong đó có 163 ca tử vong. Trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng, Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 30 triệu người trong 3 tháng tới và 50 triệu người vào cuối năm nay trên tổng dân số gần 70 triệu người.

Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 65.976 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 38.095.624 ca, tổng số người tử vong là 857.383 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 29.790.867 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 2.329.534 ca nhiễm và 215.113 ca tử vong.

Đại dịch COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp ở khu vực Nam Mỹ với những làn sóng dịch mới khiến số ca nhiễm theo ngày liên tục được ghi nhận những con số kỷ lục mới bất chấp những biện pháp đối phó tăng cường của nhiều nước. Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 24.479.627 ca nhiễm; 658.955 ca tử vong và 22.127.010 ca phục hồi. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 14.446.541 ca nhiễm, trong đó 395.324 ca tử vong.

Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, Australia, Papua New Guinea, French Polynesia, New Zealand, Wallis and Futuna và Fiji là các quốc gia ghi nhận có ca mắc mới COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 23 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 29.718 ca. Hiện, Australia ghi nhận có 910 trường hợp tử vong vì COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 4.562.512 ca mắc COVID-19, trong đó 121.111 ca tử vong. Trong đó, những nước chịu tác động mạnh nhất về số ca nhiễm tại châu lục này gồm, Nam Phi, Maroc, Tunisia, Ethiopia và Ai Cập. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu châu lục về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2, với 1.577.200 trường hợp, trong đó 54.237 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 880 ca mắc mới COVID-19 và 51 ca tử vong vì đại dịch./.

Tin cùng chuyên mục
Đến tháng 6/2025, tất cả vùng lõm sẽ được phủ sóng viễn thông

Đến tháng 6/2025, tất cả vùng lõm sẽ được phủ sóng viễn thông

Tại phiên chất vất và trả lời chất vấn lĩnh vực thông tin và truyền thông trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã trả lời các câu hỏi của Đại biểu Quốc hội liên quan đến phát triển cho hạ tầng số tại khu vùng đồng bào DTST và miền núi. Trong đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đã yêu cầu đến tháng 6/2025 phải phủ sóng tất cả các vùng lõm sóng.