Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Nữ sinh dân tộc Thái lọt top học sinh có điểm thi khối C cao nhất cả nước

Nghĩa Hiệp - 08:49, 16/08/2021

Vượt hơn hơn 200km từ bản Mường Toong 3, xã Mường Toong, huyện Mường Nhé (Điện Biên) đến Trường Phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên để theo học 3 năm THPT, cô nữ sinh dân tộc Thái Lò Thị Thu Thủy vừa có Kỳ thi tốt nghiệp THPT đầy thành công với vị trí top 3 học sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT đợt 1 khối C cao nhất cả nước. Thủy mong muốn được trở thành người chiến sĩ Công an Nhân dân, hết mình phục vụ quê hương, đất nước.

Lò Thị Thu Thủy trong trang phục dân tộc Thái
Lò Thị Thu Thủy trong trang phục dân tộc Thái

Sinh ra và lớn lên ở bản Mường Toong 3, Lò Thị Thu Thủy cũng giống như các bạn học sinh cùng trang lứa khác của bản phải vượt chặng đường hơn 200km xuống thành phố để theo học THPT tại trường nội trú. Thủy khoe: “Dù học xa nhà vất vả nhưng em rất vui vì đợt này bản em có tới 7 bạn cùng thi đỗ được tuyển vào trường học”.

Năm đầu phải đi học xa nhà, là khoảng thời gian Thủy thấy khó khăn nhất, bởi nỗi nhớ nhà, nhớ quê luôn túc trực. Thủy luôn được thầy, cô giáo và bạn bè cùng lớp động viên, giúp em mạnh dạn tham gia các câu lạc bộ và dần tiến bộ trong học tập.

Theo cô giáo Hoàng Thị Hà, giáo viên dạy môn Văn Trường Phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên, Thủy rất ngoan và hòa đồng với bạn bè, em học tốt các môn xã hội, trong đó trội nhất là môn Địa lý. Trong 3 năm học THPT, Thủy đã đạt 3 giải học sinh giỏi Địa lý cấp tỉnh (1 giải Khuyến khích, 2 giải Nhì). Ở trường Thủy còn tích cực tham gia “Câu lạc bộ dân ca dân vũ trang phục dân tộc”, cùng nhiều hoạt động của đoàn trường”.

Do ở xa nhà, đường sá đi lại khó khăn, nên 1 năm Thủy thường chỉ về nhà 1 - 2 lần vào ngày Hè và dịp Tết hoặc những đợt nghỉ học dài ngày. Vì thế, phần lớn thời gian Thủy cùng nhóm bạn tập trung cho việc học và các hoạt động bổ ích. Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 vừa qua, Thủy đạt điểm gần như tuyệt đối ở cả 3 môn khối C với 28,75 (chưa kể điểm cộng ưu tiên), trong đó Văn 9, Sử 10, Địa 9,75.

Chia sẻ về bí quyết để thực hiện tốt 2 môn Lịch sử, Địa lý, Thủy cho biết: “Các thầy, cô giáo luôn tạo cho chúng em sự đam mê và niềm yêu thích với môn học. Nếu như trước đây có thể nói Lịch sử là môn học khô khan, ít được các bạn học sinh chú ý, thì thông qua các bài giảng kết hợp xen lẫn câu chuyện thực tế của thầy cô đã giúp chúng em yêu thích môn học hơn. Đặc biệt, trong việc ghi nhớ kiến thức có vai trò không nhỏ của việc học nhóm. Chính việc học hỏi lẫn nhau giữa các bạn đã giúp chúng em ghi nhớ kiến thức sâu hơn, có cách nhìn sự việc đa chiều hơn”.

Lò Thị Thu Thủy ước mơ trở thành chiến sĩ Công an Nhân dân
Lò Thị Thu Thủy ước mơ trở thành chiến sĩ Công an Nhân dân

Nhóm học của Thủy gồm 7 bạn, mỗi bạn mạnh về môn học khác nhau, cũng có bạn giỏi đều các môn. Theo Thủy, chính việc học hỏi lẫn nhau giúp các em thêm hiểu bài hơn, bởi “học thầy không tày học bạn”. Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 vừa qua, cả nhóm đều đạt trên 27 điểm khối C.

Hiện, Thủy đã nộp hồ sơ nguyện vọng 1 vào khoa Xây dựng lực lượng Công an Nhân dân của Học viện Chính trị Công an Nhân dân. 

“Em khao khát được học tập và rèn luyện trong môi trường quân ngũ, điều đó sẽ giúp em mạnh mẽ, tự lập hơn và cũng giảm được gánh nặng về kinh tế cho gia đình. Ngoài ra, em còn đăng ký nguyện vọng 2 vào trường Đại học Luật Hà Nội”, Thủy tâm sự.

Hy vọng rằng, với điểm thi 3 môn khối C đợt 1 xếp thứ 7 toàn quốc nằm trong top học sinh có điểm cao nhất cả nước, em Lò Thị Thu Thủy sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Đồng thời, sẽ trở thành một trong những học sinh DTTS xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương ở địa phương, cũng như ở Trung ương tới đây./.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.