Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Nuôi ong rừng trên đỉnh Háng Cháng Lừ

Nguyễn Văn Chiến - 15:41, 31/03/2023

Theo chân Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mù Cang Chải (Yên Bái) Đào Thị Thu Thủy tới thăm mô hình nuôi ong rừng lấy mật của gia đình anh Sùng A Khày, xã Khao Mang, càng thấy rõ hơn sự quyết tâm thoát nghèo, làm giàu của anh Khày cũng như đồng bào Mông trên đỉnh núi Háng Cháng Lừ.

Anh Sùng A Khày (bên trái) kiểm tra đàn ong nuôi.
Anh Sùng A Khày (bên trái) kiểm tra đàn ong nuôi.

Đang học lớp 2 thì bố mất, Sùng A Khày bươn trải mưu sinh giữa núi rừng Mù Cang Chải. Trong một lần được Đoàn xã Khao Mang cho đi tham quan học tập mô hình nuôi ong rừng lấy mật, chàng trai người Mông trở về bản Háng Cháng Lừ với ấp ủ quyết tâm học cách nuôi ong kiếm tiền thoát nghèo.

Đầu tiên, Khày mua ong chúa giống nuôi thử nghiệm trong khu rừng xa trên núi Háng Cháng Lừ. Sau vài mùa, đàn ong phát triển nhanh, chất lượng mật khá tốt lại bán được giá, Khày bàn với bố vợ tập trung nhân rộng thêm nhiều tổ ong. Đến nay, gia đình anh đã có 60 tổ ong rừng.

Chia sẻ với chúng tôi, Khày cho biết, mỗi năm gia đình thu hoạch ong 3 lần vào các tháng 4, 8 và 12. Mỗi tổ ong một lần thu được 4 kg sáp và mật ong, 3 lần là 12 kg nhân, tổng cộng mỗi năm tổng thu khoảng trên 700 kg. Với giá trung bình hiện nay là 120.000 đồng/kg, gia đình anh có thu nhập gần 800 triệu đồng mỗi năm.

Mỗi năm, gia đình anh Sùng A Khày thu hoạch ong ba lần vào các tháng 4, 8 và 12.
Mỗi năm, gia đình anh Sùng A Khày thu hoạch ong ba lần vào các tháng 4, 8 và 12.

Theo anh Sùng A Khày, nuôi ong rừng tự nhiên không mất nhiều vốn đầu tư, không mất nhiều công chăm sóc mà lại có thu nhập cao, chỉ cần chuẩn bị tổ vào đầu mùa Xuân hằng năm để dụ ong về và chờ thu hoạch mật. Vì vậy ong rừng không được người dân nơi đây thuần hóa mang về nhà nuôi. Thay vào đó, các hộ nuôi ong sẽ vào rừng già lâu năm có thảm thực vật đa dạng, khu vực gần các khe suối để khoét hầm trên vách đá hoặc đục gốc cây mục để dụ ong về làm tổ. Tổ ong rừng tạo trong hầm vách đá hoặc làm bằng thùng gỗ; khi thu hoạch thu cả mật và sáp ong về bán. Mật ong rừng Háng Cháng Lừ tự nhiên bổ dưỡng, thơm ngon nên được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Chị Đào Thị Thu Thủy - Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mù Căng Chải cho biết: Mô hình nuôi ong rừng trên địa bàn huyện không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, mà còn góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế tình trạng người dân khai thác rừng, phá rừng làm nương.

Để mô hình phát triển theo hướng tập trung, quy mô lớn, hiện nay, huyện Mù Cang Chải đã hướng dẫn các hộ dân nuôi ong liên kết thành lập các tổ, nhóm liên kết, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận mật ong rừng đạt sản phẩm OCOP 3 sao, góp phần thúc đẩy nghề nuôi ong rừng phát triển.

Hiện nay, huyện Mù Cang Chải đã hướng dẫn các hộ dân nuôi ong thành lập các tổ, nhóm liên kết, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận mật ong rừng đạt sản phẩm OCOP 3 sao, góp phần thúc đẩy nghề nuôi ong rừng phát triển...

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.