Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Nuôi tóc thật để chế tác thành tóc giả

PV - 08:29, 06/06/2018

Những phụ nữ Huli thường mặc trang phục đơn giản làm từ cỏ, ít màu sắc. Trái lại, có thể nhận diện những người đàn ông Huli qua khuôn mặt tô vẽ nhiều màu sắc nổi bật và đeo nhiều trang sức.

Màu vàng đậm từ đất sét ambua và màu đen, trắng, đỏ tô điểm thêm cho toàn bộ khuôn mặt. Người Huli luôn tự hào là những chiến binh gan dạ, thiện chiến. Họ cho rằng, màu sắc này không chỉ tạo cảm giác sợ hãi cho kẻ thù mà còn giúp các chiến binh Huli vượt qua nỗi sợ của chính mình, sẵn sàng cho cuộc chiến. Nổi bật nhất là bộ tóc giả được trang trí cầu kỳ, biểu tượng cho sự trưởng thành của các chiến binh.

Đàn ông làm đẹp bằng cách trang điểm

Những chiếc mũ độc đáo của người Huli được chế tác bằng chính tóc của họ. Họ trang trí nó bằng những phụ kiện sặc sỡ như lông của loài chim thiên đường hay vẹt, các loại hạt, ngà lợn, đầu lâu chim hồng hoàng, cành lá mà họ thấy đẹp.

Bộ lạc Huli sống chủ yếu trong rừng, bằng cách săn bắn và hái lượm. Bộ lạc Huli sống chủ yếu trong rừng, bằng cách săn bắn và hái lượm.

 

Theo các nhà nghiên cứu, không có nhiều thông tin về lịch sử của tập tục này nhưng truyền thống làm mũ tóc giả được lưu giữ trong bộ tộc từ đời này sang đời khác và chưa có dấu hiệu biến mất.

Để có được một chiếc mũ bằng tóc đúng kiểu, người Huli phải theo học tại một “trường học” đào tạo để làm tóc giả. Tại đây, họ học mọi thứ liên quan đến truyền thống độc đáo này: từ cách nuôi tóc, thu thập lông chim và ghép tất cả lại với nhau.

Theo đó, một chàng trai Huli sẽ sống với mẹ trong 6 - 7 năm đầu đời. Sau đó, họ sẽ sống cùng cha để học những kĩ năng như săn bắn, cách dùng cung tên, xây nhà...

Và khi đạt đến tuổi 14 hay 15, những chàng trai Huli sẽ gia nhập trường dạy làm tóc giả và ở đó cho đến khi tốt nghiệp. Để được nhận vào trường, học sinh phải là những chàng trai còn trẻ và chưa có tiếp xúc thân mật với nữ giới. Họ phải bỏ một khoản tài sản lớn và ở đây ít nhất 18 tháng để nuôi một bộ tóc giả. “Ngôi trường” này thường nằm cách xa khu sinh sống và trừ học sinh thì không ai được phép đến đây, phụ nữ hoàn toàn bị cấm.

Những chiếc mũ độc đáo của người Huli được chế tác bằng chính tóc của họ. Những chiếc mũ độc đáo của người Huliđược chế tác bằng chính tóc của họ.

 

Sau 18 tháng họ sẽ nhổ và cắt phần tóc đã nuôi được của mình để làm tóc giả và nhờ Napata - chuyên gia tóc giả của bộ tộc trang trí nó. Một người đàn ông thường có nhiều hơn một bộ tóc giả và họ phải nuôi những bộ tóc này trước khi có thể cưới vợ.

Ngoài nuôi tóc, những người đàn ông trẻ tuổi còn ở trong rừng để hoàn thiện kỹ thuật đi săn và phát triển các kỹ năng cần thiết khác giúp họ có được sự tôn trọng và vị trí cao trong cộng đồng. Trước những dịp lễ hội hoặc tụ họp đặc biệt trong bộ tộc, những người đàn ông mất nhiều giờ để chuẩn bị trang phục, trang điểm, đeo trang sức…

Những đe dọa từ cuộc sống hiện đại

Hiện đại hóa cùng các mối đe dọa từ thế giới bên ngoài như phá rừng trên diện rộng đang tác động mạnh mẽ tới cộng đồng người Huli. Năm 2014, khi một dự án Khí tự nhiên hóa lỏng được triển khai, cuộc sống của người Huli bắt đầu bị ảnh hưởng. Bắt đầu bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá vào trong khu vực sinh sống của người Huli. Họ mua lại đất đai của người Huli với giá rẻ. Cuộc sống hiện đại xâm nhập vào đời sống nguyên thủy của người Huli.

Ngoài biến đổi về kinh tế, các tác động môi trường của dự án cũng làm xói mòn lối sống của người Huli. Phương thức sinh sống của họ chủ yếu dựa vào rừng nhiệt đới gồm săn bắt và hái lượm. Ở Papua New Guinea có hơn 10% các loài động vật có xương sống của thế giới dù chỉ chiếm 1% diện tích của trái đất. Hiện, nạn phá rừng đang lan rộng trên khắp các vùng đất của họ.

Các loài động thực vật cũng bị khai thác quá mức. Những quần thể chim được người Huli sử dụng lông, đuôi để làm tóc giả gần như nhanh chóng biến mất.

Chính phủ Papua New Guinea đã cố gắng kiềm chế sự tàn phá tới văn hóa truyền thống Huli bằng cách thành lập một ủy ban để bảo vệ những cộng đồng bộ lạc sống trong các khu rừng. Tuy nhiên, hiệu quả của những biện pháp này vẫn chưa thể bù đắp được trước tác động quá nhanh của đời sống hiện đại.

AN ĐỒNG

Tin cùng chuyên mục
Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Ghi nhận những nỗ lực của tuổi trẻ ngành điện trong thời gian qua, tại chương trình Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gắn với lễ kỷ niệm 10 năm “Thanh niên tình nguyện” và kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tỉnh đoàn Kon Tum đã khen thưởng 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum về thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024.