Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Ổn định việc học sau lũ tại các điểm trường lẻ vùng cao Thanh Hóa

Quỳnh Trâm - 17:23, 18/09/2024

Do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3 gây sạt lở, ngập úng, chia cắt nhiều tuyến đường, nhà dân, nhiều điểm trường lẻ tại các huyện vùng cao Thanh Hóa phải cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn.

Điển hình như ở Trường mầm non Điền Thượng (huyện Bá Thước), do ảnh hưởng của mưa lũ vừa qua, để bảo đảm an toàn, 200 học sinh ở khu chính và 2 khu lẻ ở thôn Thượng Sơn, Xay Lòi đã phải nghỉ học.

Sau khi nước rút, chính quyền địa phương, ngành chức năng đã chỉ đạo các đơn vị trường học tập trung khắc phục hậu quả, đồng thời động viên, vận động học sinh đến lớp.

Một số hình ảnh lớp học tại các huyện vùng cao Thanh Hóa

Các thầy cô giáo đã không quản ngại vất vả dọn dẹp vệ sinh trường, lớp học, vận động, đưa học sinh trở lại trường học.
Các thầy cô giáo đã không quản ngại vất vả dọn dẹp vệ sinh trường, lớp học, vận động, đưa học sinh trở lại trường học
Điểm trường Pốn Thành Công, Trường mầm non Lũng Cao (Bá Thước) hiện có 12 học sinh. Sau nhiều ngày bị cô lập, chia cắt do mực nước dâng cao, phải tạm nghỉ học, đến nay tình hình học tập của các em học sinh cơ bản ổn định.
Điểm trường Pốn Thành Công, Trường mầm non Lũng Cao (Bá Thước) hiện có 12 học sinh. Sau nhiều ngày bị cô lập, chia cắt do mực nước dâng cao, phải tạm nghỉ học, đến nay tình hình học tập của các em học sinh cơ bản ổn định
Để đón học sinh trở lại lớp học, Trường mầm non Điền Thượng (Bá Thước) đã khẩn trương bắt tay vào dọn dẹp, kiểm tra lại toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phun thuốc khử khuẩn... đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học. Đồng thời, xây dựng kế hoạch học bù cho các em vào thứ 7, kết hợp học thêm vào các buổi chiều trong tuần để kịp chương trình đề ra.
Để đón học sinh trở lại lớp học, Trường mầm non Điền Thượng (Bá Thước) đã khẩn trương bắt tay vào dọn dẹp, kiểm tra lại toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phun thuốc khử khuẩn... bảo đảm điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học. Đồng thời, xây dựng kế hoạch học bù cho các em vào thứ Bảy, kết hợp học thêm vào các buổi chiều trong tuần để kịp chương trình đề ra
Trường tiểu học Yên Khương (Lang Chánh) có 1 điểm chính và 2 điểm lẻ, đến nay việc dạy và học bắt đầu đi vào nền nếp. Nhà trường vẫn bám sát chương trình khi triển khai học qua mạng Internet trong những ngày nghỉ học... Đồng thời, linh hoạt các hình thức dạy học nhằm giúp học sinh theo kịp chương trình, đảm bảo chất lượng dạy và học.
Trường Tiểu học Yên Khương (Lang Chánh) có 1 điểm chính và 2 điểm lẻ, đến nay việc dạy và học bắt đầu đi vào nền nếp. Nhà trường vẫn bám sát chương trình khi triển khai học qua mạng Internet trong những ngày nghỉ học... Đồng thời, linh hoạt các hình thức dạy học nhằm giúp học sinh theo kịp chương trình, đảm bảo chất lượng dạy và học
Cô giáo Cao Thị Xuân, giáo viên khu Phé, trường tiểu học Phú Xuân (Quan Hóa) cho biết: Với quan điểm tránh tình trạng học bù liên tục, nhồi nhét kiến thức, thầy cô dự kiến xây dựng khung thời gian học bù dàn trải để đảm bảo học sinh có đủ lượng kiến thức mà vẫn có thời gian nghỉ ngơi.
Cô giáo Cao Thị Xuân, giáo viên khu Phé, Trường Tiểu học Phú Xuân (Quan Hóa) cho biết: Với quan điểm tránh tình trạng học bù liên tục, nhồi nhét kiến thức, thầy cô dự kiến xây dựng khung thời gian học bù dàn trải để đảm bảo học sinh có đủ lượng kiến thức mà vẫn có thời gian nghỉ ngơi
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.