Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thể thao - Giải trí

Phận má hồng trót "say" bóng đá

PV - 11:15, 09/02/2022

Xuất thân đa phần khốn khó, mưu sinh bằng những tờ vé số, xe bánh mì, công nhân hãng xưởng, làm nông…, nhưng cũng chính từ đó đã hun đúc nên tinh thần vượt khó của những cô gái đá bóng.

Có rất nhiều nỗi niềm của những phận má hồng trót “say” bóng đá. Ảnh: VFF
Có rất nhiều nỗi niềm của những phận má hồng trót “say” bóng đá. Ảnh: VFF

Từ cột mốc 1997 đến Jakarta dự SEA Games 19, đội tuyển nữ Việt Nam đã khiến bạn bè nể phục khi ngay lập tức có được tấm HCĐ. Đó là tiền đề cho “Những chiến binh sao vàng” hạ bệ Thái Lan, quốc gia đã 3 lần thống trị sân chơi này kể từ khi đưa môn bóng đá nữ vào hệ thống thi đấu năm 1985.

Đội tuyển nữ Việt Nam cần thêm 1 kỳ SEA Games 2001 để khiến người Thái phải ngậm ngùi thất bại ở trận chung kết. Đây cũng là thời điểm bước ngoặt cho bóng đá nữ Việt Nam soán ngôi “Hậu” của Thái Lan với 6 lần chinh phục đấu trường SEA Games, nhiều hơn 1 lần so với đối thủ.

Bóng đá nữ Việt Nam đi sau nhưng về trước ở ASEAN và trong dòng chảy lịch sử, nền bóng đá luôn sản sinh ra những tài năng kiểu “sóng lớp sau đè sóng trước”. Từ Bùi Thị Hiền Lương, Lưu Ngọc Mai, Bùi Tuyết Mai, Nguyễn Kim Hồng được xem là “thế hệ Vàng” đầu tiên, đến Đoàn Thị Kim Chi, Kiều Trinh, Đào Thị Miện, Ngọc Châm, Văn Thị Thanh, Nguyễn Thị Kim Hồng, và hiện tại là Huỳnh Như, Chương Thị Kiều, Tuyết Dung, Hải Yến, Kim Thanh...

Đội bóng của HLV Mai Đức Chung hiện tại cũng có điều tương tự trước đây khi ngoài lớp đàn chị chín chắn về chuyên môn như Huỳnh Như, Tuyết Dung, Chương Thị Kiều thì đan xen lớp trẻ để sẵn sàng kế cận trong tương lai gần là Tuyết Ngân, Thanh Nhã, Vạn Sự, Trần Thị Duyên, những tài năng mới trong độ tuổi đôi mươi.

Những người quan sát lâu năm bóng đá nữ Việt Nam có thể nhớ đến những Huỳnh Như, Chương Thị Kiều, Tuyết Dung… là thành viên đội tuyển nữ Việt Nam vuột mất thời cơ lịch sử dự World Cup 2015 (thua Thái Lan 1-2 ở trận play-off Asian Cup 2014 ở sân Thống Nhất vào ngày 21/5). Khi đó, chính Tuyết Dung là người ghi bàn gỡ phút 86 cho đội tuyển của HLV Trần Vân Phát còn Chương Thị Kiều đã góp mặt ở đội hình chính.

Đam mê, sự dấn thân của các cô gái đá bóng xứng đáng được tôn vinh. Tinh thần của họ đã san bằng những nghịch cảnh “cơm, áo, gạo, tiền” vây quanh mình mỗi ngày. Đời cầu thủ nữ, như HLV Mai Đức Chung đã thừa nhận những thiệt thòi họ phải chịu như thu nhập kém cỏi, bấp bênh, giải VĐQG 10 năm qua chỉ có 1 nhà tài trợ Thái Sơn Bắc và tiền thưởng chức vô địch bằng 1/10 so với đồng nghiệp nam, các cầu thủ không có nổi đôi giày đá bóng mới vì không ít đôi giày còn gấp đôi thu nhập của họ mỗi tháng… song đa phần đều tự an ủi mình để đeo đuổi đam mê. Nhưng cũng nhờ bóng đá, những Bích Thùy, Huỳnh Như, Chương Thị Kiều… có thể xem đã tự đổi đời và là thần tượng của cả vùng quê nghèo khó.

Ngoài số tiền thưởng cả tỷ đồng của nhiều ngôi sao đội tuyển hạng A, nhiều thương hiệu đã chú ý đến họ để mời gọi quảng cáo nhiều hơn, Huỳnh Như, Chương Thị Kiều... đã có thể chăm lo cho gia đình và nghĩ chuyện tương lai.

Họ chính là những người mở đường, truyền cảm hứng cho một thế hệ kế cận tiếp nối của bóng đá nữ Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Hơn 13 nghìn vận động viên tham gia Giải Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long năm 2024

Hơn 13 nghìn vận động viên tham gia Giải Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long năm 2024

Chiều ngày 16/11, tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ khai mạc Giải Marathon Quốc tế Di Sản Hạ Long 2024. Hơn 13 nghìn vận động viên (VĐV), trong đó có hơn 1 nghìn 3 trăm VĐV quốc tế đến từ 55 quốc gia đã sẵn sàng tham gia giải chạy vào ngày 03/11/2024. Đây là mùa giải thứ 10 kể từ khi Giải Marathon Quốc tế Di Sản Hạ Long được tổ chức tại Việt Nam.