Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Phát huy hiệu quả chính sách giảm nghèo ở Tủa Chùa

PV - 15:41, 28/12/2018

Từ nguồn lực phân bổ của Chính phủ về hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Ðiện Biên giai đoạn 2016–2020, huyện Tủa Chùa đã thực hiện hiệu quả đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, y tế, điện sinh hoạt, nhà văn hóa, trường lớp học; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng các hình thức tạo sinh kế cho người dân... Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 của huyện còn 53,4%, giảm 6,7% so với năm 2017.

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất theo Quyết định số 02/QÐ-UBND tỉnh ngày 13/3/2014, năm 2018 huyện được phân bổ kinh phí 4,2 tỷ đồng. Các cơ quan chức năng của huyện phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn triển khai nhiều hoạt hỗ trợ cho nhân dân. Theo đó, huyện đã hỗ trợ trên 29.000kg giống lúa, ngô, đậu tương; 105.700 cây phân tán cho nông dân các xã; hỗ trợ 357.600 con cá giống, thực hiện mô hình nuôi cá ao nước tĩnh tại 9 xã với 17,88ha.

Được thụ hưởng dự án hỗ trợ con giống vật nuôi nông dân huyện Tủa Chùa vươn lên thoát nghèo bền vững. Được thụ hưởng dự án hỗ trợ con giống vật nuôi nông dân huyện Tủa Chùa vươn lên thoát nghèo bền vững.

Để công tác hỗ trợ đạt hiệu quả, huyện đã tổ chức 16 lớp tập huấn nâng cao kiến thức trồng trọt, quản lý dịch hại tổng hợp IPM cho nông dân; hỗ trợ cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa tại xã Mường Báng và thị trấn Tủa Chùa. Ngoài ra huyện còn tiếp nhận hồ sơ thẩm định các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế của 12 xã, thị trấn với 36 dự án (15 dự án hỗ trợ máy móc, 21 dự án hỗ trợ con giống vật nuôi); tổng trị giá 15,548 tỷ đồng (ngân sách nhà nước hỗ trợ 8,988 tỷ đồng, còn lại người dân đóng góp). Các xã đã giải ngân được 1,09 tỷ đồng, đạt 47% tiền hỗ trợ khai hoang phục hóa, làm ruộng bậc thang.

Năm qua, nhiều mô hình phát triển kinh tế mới, hiệu quả được ngành chức năng huyện quan tâm triển khai thử nghiệm. Cụ thể, Trạm Khuyến nông-Khuyến ngư huyện triển khai 3 mô hình: nuôi 3.750 con gà với 50 hộ của xã Mường Báng, Tủa Thàng tham gia; mô hình nuôi cá với 19 hộ xã Mường Ðun trên diện tích 1,8ha; mô hình thử nghiệm trồng giống lúa mới TB225, ngô LVN F1 trên diện tích 2ha tại xã Mường Báng; mô hình ngô LVN diện tích 5ha với 30 hộ dân xã Sính Phình tham gia.

Đặc biệt nguồn vốn của Nghị quyết 30a, vốn Chương trình 135, vốn xây dựng nông thôn mới, các xã: Trung Thu, Lao Xả Phình đã đầu tư nâng cấp xây dựng đường vào trung tâm xã; xã Lao Xả Phình, Huổi Só tổ chức cấp phát tiền hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo mua máy, trâu, bò phục vụ phát triển sản xuất. Các cơ quan chức năng, tổ chức đoàn thể phối hợp với chính quyền các xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân hiến đất, tham gia lao động sản xuất, ủng hộ tiền, nguyên vật liệu, chung tay xây dựng phát triển nông thôn. Thống kê hết năm 2018, Tủa Chùa đã triển khai hiệu quả 16 công trình, dự án hạ tầng nông thôn được phê duyệt đầu tư nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, với tổng mức đầu tư 31,111 tỷ đồng.

Phát huy hiệu quả các chính sách đầu tư trong xây dựng nông thôn mới, năm 2018 xã Mường Báng (huyện Tủa Chùa) đã hoàn thành 16/19 tiêu chí, các xã còn lại cơ bản đạt từ 6-9 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh sự đầu tư hỗ trợ của Ðảng, Nhà nước qua các chương trình dự án, nông dân Tủa Chùa tích cực tham gia tập huấn kiến thức, học nghề, học tập kinh nghiệm kỹ thuật làm ăn mới, sản xuất theo hướng hàng hóa, theo nhu cầu thị trường. Phát huy thế mạnh của mỗi gia đình, mỗi thôn, bản về đất đai, tài nguyên, nhân lực lao động, chủ động nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm nghèo bền vững.

Ông Tô Văn Tuân, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tủa Chùa, cho biết: Quá trình tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững trên địa bàn và các chế độ chính sách của Ðảng, Nhà nước về an sinh xã hội đã đến với hộ nghèo, cận nghèo, hộ vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Tủa Chùa. Ðời sống vật chất tinh thần người dân các dân tộc thiểu số được nâng lên, thu nhập được cải thiện. Bộ mặt kinh tế-xã hội nông thôn vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn thay đổi nhiều; đặc biệt hộ nghèo đang giảm nhanh và bền vững.

VŨ LỢI

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.