Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Phát huy Nghệ thuật Bài chòi để xây dựng đời sống văn hóa

Lê Phương - 13:56, 03/12/2019

Nghệ thuật Bài Chòi ra đời từ dân gian, nói tiếng nói của dân gian và được người dân phát triển, trở thành sân khấu ca kịch dân gian đặc sắc. Ngày 7/12/2017, Nghệ thuật Bài Chòi 9 tỉnh miền Trung được UNESCO chính thức ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đội tuyên truyền lưu động tỉnh Bình Định, trình diễn Nghệ thuật Bài chòi, phục vụ cho người dân vùng nông thôn
Đội tuyên truyền lưu động tỉnh Bình Định, trình diễn Nghệ thuật Bài chòi, phục vụ cho người dân vùng nông thôn

Để phát huy giá trị của Nghệ thuật Bài chòi, tỉnh Bình Định đã sử dụng loại hình nghệ thuật này vào công tác truyền thông xây dựng đời sống văn hóa.

Theo Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, những đêm trình diễn Nghệ thuật Bài chòi ở các địa phương đã thu hút đông đảo cán bộ và người dân đến tham gia. Hầu hết, bà con cùng với các nghệ nhân trong đoàn tuyên truyền lưu động của tỉnh hòa mình, giao lưu sôi nổi thông qua câu hô thai làn điệu Bài chòi dân gian, mà lời mới là nội dung thực hiện công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. 

Với khả năng trao truyền các kiến thức văn hóa dân gian thông qua trò chơi và trình diễn, Bài chòi đã trở thành hình thức sinh hoạt cộng đồng mang tính giáo dục cao. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 62 câu lạc bộ Nghệ thuật Bài chòi do các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thành lập. Nghệ nhân tham gia vai trò anh, chị (gọi là Hiệu) trong hoạt động trình diễn Nghệ thuật Bài chòi là trên 100 người. Đó là nguồn nhân lực để giúp cho nghệ thuật Bài chòi luôn sống mãi trong lòng người dân và góp phần xây dựng đời sống văn hóa. 

Thông tin từ Sở VH-TT&DL Bình Định, trong năm 2019, các địa phương trong tỉnh tiếp tục tổ chức thực hiện sưu tầm, kiểm kê nghệ thuật bài chòi, hướng đến xuất bản tư liệu Bài chòi; tổ chức truyền dạy, thực hiện chế độ quy định hỗ trợ nghệ nhân, hoạch định việc gắn kết trình diễn Nghệ thuật Bài chòi với hoạt động du lịch; tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, gắn với thực hiện Đề án.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Ngọc, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH tỉnh Bình Định cho biết: Nghệ thuật Bài chòi với hình thức trình diễn dân gian, phục vụ tinh thần sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp Nhân dân, ngày nay đã có sự gắn kết trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa, cùng đồng hành với phong trào TDĐKXDĐSVH trên địa bàn tỉnh. 

Cũng theo ông Ngọc, việc đưa di sản Nghệ thuật Bài chòi gắn với công tác xây dựng đời sống văn hóa, sẽ hướng đến nhiệm vụ thực hành di sản trong không gian cộng đồng dân cư, với quy mô rộng rãi hơn và lan tỏa mạnh mẽ. Góp phần tuyên truyền, vận động Nhân dân cùng nhau thực hiện; phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh đạt 90% thôn, khu phố vùng đồng bằng, đô thị có nhà văn hóa - khu thể thao; 60% làng khu vực miền núi, hải đảo có nhà văn hóa - khu thể thao; 50% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, 70% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 60% khu dân cư được công nhận và giữ vững danh hiệu văn hóa; 70% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa và trên 85% gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa.

Với phương thức trình diễn di sản Nghệ thuật Bài chòi dân gian do các nghệ nhân thực hành có sự linh động mở rộng không gian trình diễn, đã chuyển tải, lan tỏa nét di sản gắn với hoạt động truyền thông phát triển phong trào TDĐKXDĐSVH, là một cách làm mới, với nhiều sáng tạo, ứng tác của thế hệ trẻ khi tham gia. 

“Cách làm này góp phần đắc lực cho quá trình thực hiện Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2019 - 2023 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phê duyệt ngày 10/7/2019”, ông Ngọc chia sẻ thêm.

Trong năm 2019, các địa phương trong tỉnh tiếp tục tổ chức thực hiện sưu tầm, kiểm kê nghệ thuật bài chòi, hướng đến xuất bản tư liệu bài chòi; tổ chức truyền dạy, thực hiện chế độ quy định hỗ trợ nghệ nhân, hoạch định việc gắn kết việc trình diễn Nghệ thuật Bài chòi với hoạt động du lịch; tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, gắn với thực hiện Đề án”.

Sở VH-TT&DL Bình Định


Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.