Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Phát triển bền vững, TH sản xuất điện từ mặt trời và bã mía

PV - 15:40, 22/04/2021

Từ những mái trang trại bò sữa, hệ thống điện mặt trời tạo ra nguồn điện xanh, “miễn phí” từ thiên nhiên, vừa giúp tổ hợp trang trại chăn nuôi bò sữa khép kín lớn nhất thế giới của TH true MILK tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường.

Phát triển bền vững, TH sản xuất điện từ mặt trời và bã mía
Không gian xanh mát với hồ Sông Sào và cánh đồng cỏ, cánh đồng hoa hướng dương xung quanh trang trại TH, tạo môi trường trong lành cho những cô bò sữa
Không gian xanh mát với hồ Sông Sào và cánh đồng cỏ, cánh đồng hoa hướng dương xung quanh trang trại TH, tạo môi trường trong lành cho những cô bò sữa

Nguồn năng lượng xanh từ mái nhà trang trại công nghệ cao

Với cường độ bức xạ mặt trời khá cao so với thế giới, trung bình khoảng 4,6 kWh/m2/ngày, số giờ nắng bình quân trong năm từ 2.500 - 3.000 giờ, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng mặt trời.

Năm 2019, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030. Tiên phong hưởng ứng chương trình của Chính phủ và thực hiện chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, nhằm tiết kiệm sử dụng năng lượng hóa thạch, từ đây góp phần bảo vệ môi trường, cũng như tiết giảm chi phí sản xuất hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, năm 2020 Tập đoàn TH đã đầu tư phát triển điện mặt trời từ những mái nhà của cụm trang trại lớn nhất thế giới tại Nghệ An (kỷ lục được chứng nhận năm 2020). 

TH đưa nguồn năng lượng xanh lên những “mái nhà” trang trại công nghệ cao
TH đưa nguồn năng lượng xanh lên những “mái nhà” trang trại công nghệ cao

Hệ thống pin sản xuất điện mặt trời được lắp đặt trên những mái trang trại bò sữa TH từ tháng 6 và hoàn thành cuối tháng 9/2020 đã hòa lưới điện quốc gia. Nguồn điện xanh hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Bao quanh trang trại TH là một không gian xanh với sông nước, cỏ cây… tạo thành một bức tranh thủy mặc, cùng với hệ thống pin điện mặt trời được lắp đặt trên những mái nhà trang trại, TH đang nỗ lực gìn giữ môi trường trong lành
Bao quanh trang trại TH là một không gian xanh với sông nước, cỏ cây… tạo thành một bức tranh thủy mặc, cùng với hệ thống pin điện mặt trời được lắp đặt trên những mái nhà trang trại, TH đang nỗ lực gìn giữ môi trường trong lành

Hiện tại có ba trong số chín trại của cụm trang trại đã được lắp đặt hệ thống pin mặt trời. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2021, mái nhà của ba trang trại và một nhà máy thức ăn sẽ được “phủ” pin mặt trời.

Theo tính toán từ phần mềm phân tích dữ liệu chuyên dụng, mỗi năm hệ thống điện mặt trời của TH có thể sản xuất khoảng 4.281 MW. Với lượng điện mặt trời tự sản xuất được, TH sẽ không phải sử dụng nguồn điện từ nguồn năng lượng hóa thạch, góp phần giảm phát thải 2.100 tấn CO2.

Không chỉ sản xuất điện, hệ thống điện mặt trời trên mái trang trại TH cũng vận hành như một lớp cản nhiệt, làm dịu mát hơn những mái trang trại, góp phần cải thiện hơn nữa điều kiện môi trường sống mát mẻ, khỏe mạnh cho những cô bò sữa, góp phần vào việc sản xuất dòng sữa chất lượng. 

Phát triển bền vững, TH sản xuất điện từ mặt trời và bã mía 4

Tạo nguồn năng lượng xanh từ những “mái nhà” trang trại công nghệ cao, TH tiếp tục kiên định với tôn chỉ “Trân quý Mẹ Thiên nhiên, Người sẽ cho mình tất thảy”cùng tầm nhìn, sứ mệnh “Không tối đa hóa lợi nhuận mà hướng tới hài hòa giữa các lợi ích”, phát triển bền vững, hiện thực hóa chiến lược phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.  

Điện mặt trời - Nguồn năng lượng xanh trong chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn TH
Điện mặt trời - Nguồn năng lượng xanh trong chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn TH

"Trong tâm trí tôi, phát triển bền vững luôn gắn với Mẹ Thiên nhiên, thuận theo tự nhiên. Vì thế, chúng ta hãy trân quý Mẹ Thiên nhiên, Người sẽ cho mình tất thảy!"

* Chủ tịch Hội đồng Chiến lược - Tập đoàn TH, Anh hùng Lao động Thái Hương

Trong bối cảnh ngành điện đang chịu nhiều áp lực về bảo đảm nguồn cung ứng điện thì việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời, điện mặt trời áp mái được xem là một trong những giải pháp góp phần làm đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng, đặc biệt là nguồn năng lượng sạch, nâng cao khả năng cung ứng nguồn điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Từ điện mặt trời đến nguồn điện được sản xuất từ bã mía, phụ phẩm sản xuất

Trước khi phát triển nguồn điện từ năng lượng mặt trời, từ nhiều năm nay, ít người biết rằng TH đã sản xuất điện từ … bã mía – một phụ phẩm của Công ty TNHH Mía đường Nghệ An (NASU) - thành viên của Tập đoàn TH.

Biến bã mía thành điện năng, từ nhiều năm nay, 100% sản lượng điện dùng cho mọi hoạt động của nhà máy NASU đều là điện tự sản xuất, phần còn lại hòa lưới điện quốc gia, bán cho Nhà nước.

Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn, đối với NASU, mọi chất thải, phụ phẩm đều có giá trị.

Tại NASU công nghệ đồng phát điện từ bã mía đã được tích hợp vào quy trình sản xuất. Lượng bã mía, bã bùn từ quá trình ép mía lấy đường được sử dụng làm nhiên liệu đốt lò. Bã mía được đưa vào làm nhiên liệu sản xuất hơi. Khí hơi với áp suất cao từ quá trình này sẽ đẩy tua-bin quay và chạy máy phát điện, từ đó nguồn điện được tạo ra phục vụ cho nhu cầu sử dụng của nhà máy.

Không chỉ có bã mía, bã bùn và khí thải từ quá trình sản xuất được tận dụng để tạo ra điện, NASU còn áp dụng các mô hình, phương pháp khác để “xanh hóa 360°” quy trình hoạt động, sản xuất, bảo vệ môi trường của mình.

Tối ưu hoá quy trình sản xuất không-rác-thải, NASU đặt ra phương châm “Rác cũng là tài nguyên”. Mọi chất thải đều được tái sử dụng mà không xả thải ra môi trường.

Một góc hệ thống vận hành bên ngoài nhà máy NASU
Một góc hệ thống vận hành bên ngoài nhà máy NASU

Nhà máy đường NASU của Tập đoàn TH cũng tiên phong áp dụng phương pháp nông nghiệp sinh thái, trên cánh đồng mía trong vùng quy hoạch vùng nguyên liệu 18.500 ha. Các phần không sử dụng của cây mía như lá và rễ sẽ được giữ lại và để phân huỷ tự nhiên, tạo một lớp thảm phủ trên đất. Với phương pháp này, đất được bảo vệ, giữ ẩm và bồi đắp dinh dưỡng một cách tự nhiên, không cần sử dụng phân bón hoá học.

Ngoài ra, tro của quá trình đốt bã mía trở thành phân bón ruộng mía. Rỉ mật, một phụ phẩm từ quy trình ly tâm nước mía, được sử dụng trong quá trình chế biến thức ăn cho bò sữa hoặc bán cho các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác như mì chính, rượu, bia, cồn.

Những cánh đồng mía của NASU vào vụ thu hoạch
Những cánh đồng mía của NASU vào vụ thu hoạch

NASU là một trong bốn công ty sản xuất đường lớn nhất Việt Nam đã và đang có những thực hành tôn trọng Mẹ Thiên nhiên trong suốt hơn 20 năm nay khi: Khôi phục môi trường sống cho các loài cây và động vật, không sử dụng hóa chất để xử lý nước thải mà áp dụng mô hình hồ nước tuần hoàn, biến rác thải thành năng lượng,…

Trong khuôn viên 60ha của NASU, hoạt động tái tạo sinh cảnh tự nhiên đang diễn ra, cỏ không được cắt trừ lối đi và các khu vực quan trọng, cây chết để mục rữa tự nhiên trên đất làm nơi trú ngụ cho côn trùng, hoa quả trên cây để dành cho chim chóc về ăn. Hiện ở đây có tới 41 loài chim cư trú.

Công ty áp dụng nghiêm khắc những chính sách bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học
Công ty áp dụng nghiêm khắc những chính sách bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học

Những dấu ấn phát triển bền vững của Tập đoàn TH

Sản xuất nguồn điện từ mặt trời hay năng lượng từ phụ phẩm trong quá trình sản xuất, TH không chỉ tiết giảm chi phí sản xuất, mà còn góp phần nỗ lực bảo vệ môi trường sống cho cộng đồng.

Môi trường là một trong sáu “trụ cột” trong chính sách phát triển bền vững của Tập đoàn TH. Nhiều năm qua TH đã đưa ra nhiều giải pháp, sáng kiến, các mô hình sản xuất xanh, tuần hoàn để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp 4.0, xanh – sạch – đẹp.

Từ tháng 5/2018, hệ thống cửa hàng TH true mart chấm dứt việc sử dụng túi nilon, thay vào đó sử dụng túi đựng sản phẩm với chất liệu sinh học thân thiện với môi trường. TH cũng đã thực hiện nhiều chương trình thu gom vỏ hộp sữa để tái chế, tặng túi vải canvas cho khách hàng, khuyến khích khách hàng sống xanh hơn, giảm rác thải nhựa.

Để khuyến khích người tiêu dùng giảm thiểu túi nhựa, túi nilon dùng một lần khi đi mua sắm hay trong các hoạt động thường ngày, Tập đoàn TH chính thức bán túi vải canvas tại hệ thống cửa hàng TH true mart trên toàn quốc từ tháng 10/2020.

Túi vải canvas TH – Giải pháp xanh giảm thiểu rác thải nhựa dùng một lần
Túi vải canvas TH – Giải pháp xanh giảm thiểu rác thải nhựa dùng một lần

Tháng 02/2021, TH ngưng sử dụng màng co plastic cho nắp chai đối với sản phẩm nước tinh khiết TH true WATER 350 ml. Đây là bước đi đầu tiên trong tiến trình lược bỏ màng co nắp chai đối với tất cả các dòng sản phẩm nước tinh khiết TH true WATER. 

Từ tháng 02/2021TH ngưng sử dụng màng co nắp chai đối với sản phẩm TH true WATER 350 ml nhằm góp phần bảo vệ môi trường
Từ tháng 02/2021TH ngưng sử dụng màng co nắp chai đối với sản phẩm TH true WATER 350 ml nhằm góp phần bảo vệ môi trường

Trước đó, TH true MILK cũng là thương hiệu đầu tiên và duy nhất trong ngành sữa sử dụng thìa sữa chua làm từ chất liệu sinh học thân thiện với môi trường thay vì thìa nhựa plastic.

Phát triển bền vững, TH sản xuất điện từ mặt trời và bã mía 12

Tháng 10/2019, Tập đoàn TH tiên phong công bố triển giải pháp ống hút sữa làm từ chất liệu nhựa sinh học thân thiện với môi trường - ống hút sữa sản xuất từ nguyên liệu thực vật như ngô, sắn, mía. 

"Chính sách Phát triển bền vững của Tập đoàn TH gồm 6 trụ cột: (1) Dinh dưỡng và Sức khỏe, (2) Môi trường, (3) Con người TH, (4) Giáo dục, (5) Cộng đồng, và (6) Phúc lợi động vật. Sáu trụ cột này được xây dựng và thiết kế với mục đích hướng toàn bộ hoạt động của Tập đoàn phù hợp với Sản xuất và Tiêu thụ Bền vững, có trách nhiệm" - Trích "Chính sách Phát triển Bền vững - Tập đoàn TH.

Bà Hoàng Thị Thanh Thủy (đại diện Tập đoàn TH) và các thành viên sáng lập tại lễ ra mắt VB4E
Bà Hoàng Thị Thanh Thủy (đại diện Tập đoàn TH) và các thành viên sáng lập tại lễ ra mắt VB4E

Ngoài việc bảo vệ môi trường từ những sáng kiến, chi tiết tỉ mỉ, Tập đoàn TH còn thực hiện những chính sách, chiến lược “dài hơi” trong phát triển bền vững khi vào tháng 6/2019, Tập đoàn TH đã cùng 8 công ty đa quốc gia và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam sáng lập Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (Packaging Recycling Organization – PRO Vietnam) với mục tiêu góp phần vì một Việt Nam xanh, sạch, đẹp thông qua việc tạo ra nền kinh tế tuần hoàn, từ năm 2030 sẽ thu gom, tái chế 100% bao bì các sản phẩm đã ra thị trường; Tháng 6/2020, TH tham gia sáng lập và khởi động Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (Vietnam Business for Environment-VB4E), truyền cảm hứng trên hành trình “Trân quý Mẹ Thiên nhiên”, thúc đẩy tư duy và hành động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Tất cả những hành động của Tập đoàn TH đều vì mục tiêu bảo vệ môi trường, cũng như tạo ra tác động tích cực tới nhận thức và hành động của cộng đồng doanh nghiệp và công chúng, khuyến khích khách hàng thay đổi hành vi tiêu dùng, góp phần vào sự phát triển bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Vị trí đất được cấp ở xa, địa hình giao đất giao rừng đi lại khó khăn, sai lệch diện tích giữa hồ sơ và thực địa, nhu cầu người dân lớn nhưng quỹ đất ít… là những khó khăn, vướng mắc đang gây ảnh hưởng lớn đến việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở Nghệ An.