Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Phát triển cà phê đặc sản: Hướng đi tất yếu để nâng tầm cà phê Việt

PV - 10:19, 13/03/2019

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới, nhưng chủ yếu chạy theo số lượng, chưa chú trọng chất lượng nên giá trị thu về còn thấp. Vì vậy, việc phát triển cà phê đặc sản, chú trọng nâng cao chất lượng là hướng đi tất yếu để nâng tầm cà phê Việt.

Nông dân thu hái cà phê. Nông dân thu hái cà phê.

Hướng đi tất yếu

Việt Nam có hơn 664.000ha cà phê, sản lượng 15 triệu tấn nhân/năm. Hiện nay, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Có 150 doanh nghiệp xuất khẩu và hơn 3.000 đại lý thu mua cà phê nhưng chỉ có 1/3 số doanh nghiệp có nhà máy chế biến cà phê nhân xuất khẩu và chủ yếu thông qua doanh nghiệp nước ngoài mà chưa tiếp cận trực tiếp với nhà rang xay, chế biến.

Trong năm 2018, Việt Nam xuất khẩu 1,9 triệu tấn cà phê, với kim ngạch đạt 3,5 tỷ USD, chiếm 14% thị phần và hơn 10% giá trị cà phê nhân xuất khẩu toàn cầu và được đánh giá có kim ngạch xuất khẩu cao trong nhóm hàng nông sản. Tuy nhiên, phần lớn xuất dưới dạng nguyên liệu thô, sản xuất đại trà, giá trị thấp nên sản lượng xuất khẩu cao mà tốc độ tăng trưởng kim ngạch giai đoạn (2013-2017) mới chỉ ở mức bình quân 6,57%.

Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho rằng: Để có vị thế trên trường quốc tế, ngành cà phê Việt Nam cần nâng cao chất lượng, uy tín và danh tiếng để đối tác tin tưởng. Việc phát triển cà phê đặc sản sẽ góp phần nâng tầm thương hiệu cho cà phê Việt Nam, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng.

Cà phê đặc sản có 10 tiêu chí đánh giá với thang điểm 100 và phải đạt trên 80 điểm. Vì vậy, không phải nông dân nào cũng có thể làm cà phê đặc sản vì chi phí đầu tư cao, trong khi đó tài liệu chuẩn để hướng dẫn làm cà phê đặc sản lại chưa có. Từ kinh nghiệm làm cà phê đặc sản của các nước trên thế giới, Hiệp hội sẽ tìm nguồn để xây dựng bộ tài liệu tập trung hỗ trợ người sản xuất cà phê đặc sản theo đúng chuẩn mực thị trường. Đồng thời, mời công ty, các nhóm nông dân liên kết với nhau, đặc biệt là liên kết trực tiếp giữa nhà sản xuất và nhà rang xay nâng cao giá trị hạt cà phê tạo động lực cho người sản xuất.

Tuân thủ các tiêu chí quốc tế

Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019, lần đầu tiên Cuộc thi Cà phê đặc sản được tổ chức và Hội thảo phát triển cà phê đặc sản Việt Nam (diễn ra 9/3) để tìm hướng đi nâng cao vị thế hạt cà phê Việt. Tại Hội thảo này, nhiều chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển cà phê đặc sản. Ông Adi Taroepratjeka, chuyên gia đến từ Indonesia chia sẻ: Việt Nam có đủ các điều kiện để phát triển cà phê đặc sản, nhưng đừng quá dễ dãi trong việc gắn nhãn mác mà cần tuân thủ các tiêu chí cà phê đặc sản của tổ chức cà phê đặc sản quốc tế ban hành và được cộng đồng cà phê đặc sản thế giới áp dụng.

Còn ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu rõ, cà phê là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của quốc gia, Chính phủ và các địa phương đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển. Thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh chương trình chứng nhận, chú trọng chế biến sâu. Riêng về phát triển cà phê đặc sản các địa phương cần quan tâm đến vùng miền, giống và quy trình canh tác… Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia nước ngoài để sớm triển khai xây dựng chương trình phát triển cà phê đặc sản Việt Nam.

Theo ông Lê Đức Huy, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 tại TP. Buôn Ma Thuột thì, việc sản xuất cà phê đặc sản Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Chất lượng và thương hiệu cà phê đặc sản Việt Nam vẫn chưa được nhiều nhà rang xay biết đến, còn người tiêu dùng trong nước chưa hiểu về cà phê đặc sản. Nếu sản xuất cà phê đặc sản quy mô nhỏ, chi phí sản xuất sẽ rất cao nên cần tăng cường liên kết giữa người sản xuất và nhà rang xay, chú trọng khâu quảng bá, giới thiệu cà phê sản đến người tiêu dùng.

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam cho biết: 2 năm qua, Hiệp hội đã gửi nhiều mẫu cà phê ra thế giới và được đánh giá đủ điều kiện để sản xuất cà phê đặc sản. Tuy nhiên, để phát triển cà phê đặc sản cần có đánh giá tổng quan về thổ nhưỡng, khí hậu, giống, phương thức canh tác. Sản xuất đảm bảo chất lượng nếu không sẽ bị mất uy tín.

LÊ HƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.