Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa

PV - 10:08, 22/05/2018

Nhằm hiện thực hóa Đề án: “Phát triển chăn nuôi, giai đoạn 2015-2020”, từ nhiều năm nay, huyện Bắc Hà tập trung đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trên cơ sở ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình đầu tư phát triển chăn nuôi theo định hướng hàng hóa, quy mô lớn.

Nuôi trâu theo phương pháp nuôi nhốt, áp dụng khoa học kỹ thuật tại xã Cốc Ly. Nuôi trâu theo phương pháp nuôi nhốt, áp dụng khoa học kỹ thuật tại xã Cốc Ly.

 

Với chủ trương phát triển chăn nuôi theo định hướng hàng hóa, trong những năm qua huyện Bắc Hà đã ban hành nhiều chương trình, cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến khích, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho bà con nhân dân. Qua thực tế tại các địa phương cho thấy, nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi đã phát huy được hiệu quả tốt, góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức của các hộ gia đình chăn nuôi.

Hiện nay, tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện chiếm khoảng 40%. Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Đề án cho thấy những dấu hiệu phát triển khả quan. Theo đó, các chỉ tiêu đặt ra về cơ bản đều đạt và vượt so với mục tiêu đề ra. Trong đó, có một số nội dung vượt mục tiêu của Đề án như tổng đàn dê, diện tích mặt nước, ao hồ nhỏ; thể tích nuôi cá lồng…

Phấn khởi hơn là nhiều xã vùng cao, khó khăn của huyện đã chú trọng phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương để tập trung thúc đẩy lĩnh vực chăn nuôi phát triển. Theo đó, nhận thức của các hộ dân được thay đổi thể hiện rõ qua việc chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát sang quy mô. Đáng chú ý, nhiều địa phương đã vận động nhân dân xây dựng các mô hình trang trại, gia trại, Tổ hợp tác liên kết sản xuất, HTX Nông nghiệp bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá, nhiều hộ gia đình đầu tư vốn, giống, thuê thêm nhân công lao động, phát triển chăn nuôi lợn đen, gà bản địa… nhờ đó đã vươn lên trở thành những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của xã.

Trên địa bàn huyện hiện có 13 trang trại, trong đó có 2 trang trại đầu tư theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Lĩnh vực phát triển thủy sản, nuôi cá lồng bè trên các lòng hồ thủy điện như Cốc Ly, Nậm Khánh... cũng thu được nhiều kết quả tích cực và đang được nhân rộng với trên 150 lồng. Không chỉ vậy, các HTX nuôi cá còn chủ động vận động xã viên áp dụng các biện pháp kỹ thuật, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên mạng đã mang lại hiệu quả kinh tế khả quan cho lĩnh vực phát triển thủy sản của huyện.

KHUẤT LINH

Tin cùng chuyên mục
Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đến năm 2050 là trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng. Với lợi thế chủ yếu sản xuất nông nghiệp thì mục tiêu này là tương đối cao; nhưng từ những thành tựu phát triển đã đạt được và sự đột phá trong tư duy, tỉnh Hậu Giang sẽ hiện thực hóa khát vọng này.