Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Phát triển nghề mây, tre đan ở Lâm Bình

Hồng Minh - 20:09, 03/07/2021

Từ đôi bàn tay khéo léo của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang), những chiếc thìa, dĩa, cốc chén tiện dụng cho đến giỏ, làn, khay lạ mắt… được làm từ mây tre đã ra đời. Các phẩm thân thiện với môi trường này đã “vươn xa” đến Hà Nội, Lai Châu, Quảng Ninh, Tp. HCM…mang lại niềm hy vọng thoát nghèo cho người dân nơi đây.

Nghề mây tre đan đang giúp người dân Lâm Bình phát triển kinh tế ổn định
Nghề mây tre đan đang giúp một số người dân Lâm Bình có thu nhập ổn định

Là huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, Lâm Bình có độ che phủ rừng đạt trên 75%, thảm rừng nhiệt đới xanh quanh năm, hệ động vật, thực vật đa dạng, phong phú… Cũng từ lợi thế này, Lâm Bình đã phát triển tiềm năng từ nghề đan lát.

Từ năm 2019 đến nay, huyện Lâm Bình đã mở nhiều lớp dạy nghề đan lát tại các xã Thượng Lâm, Khuôn Hà, Bình An, Hồng Quang… Đi đôi với mở lớp dạy nghề, huyện đã quan tâm tìm đầu ra cho sản phẩm. Tại xã Khuôn Hà, sau khi tham gia lớp học đan lát, chị em phụ nữ được Hợp tác xã (HTX) Nhật Minh cung ứng nguyên liệu mây, tre, giang để làm và thu mua toàn bộ sản phẩm.

Năm nay đã ngoài 60 tuổi, bà Trịnh Thị Phòng, xã Khuôn Hà, vẫn thoăn thoắt đan được các sản phẩm thủ công từ mây tre. Bà bảo: “Tôi thường nhận đan giỏ, đĩa mây cho HTX. Mỗi ngày đan được khoảng 3 chiếc đĩa, thu về 180.000 đồng. Trước đây, gia đình tôi làm rẫy chỉ đủ ăn, giờ đan giỏ, đan làn, có thêm chút tiền tiết kiệm, gửi ngân hàng lấy lãi”.

Không chỉ giúp phụ nữ có thêm đồng ra đồng vào, nghề đan lát còn tạo cơ hội cho các thanh niên là trụ cột gia đình, có thu nhập ổn địnhm không phải bôn ba xứ người mưu sinh.

Anh Hoàng Văn Nhiệm, xã Khuôn Hà cho biết: "Trước đây, tôi từng làm rất nhiều nghề, nhưng ở nông thôn thì chẳng có nghề nào cố định, gặp gì làm nấy nên thu nhập gia đình bấp bênh".

"Vào làm việc tại HTX Minh Nhật đã đem lại cho tôi thu nhập 6-7 triệu đồng/tháng, cao điểm như tháng Tết Nguyên đán, tôi kiếm được hơn 10 triệu đồng. Với mức thu nhập này, tôi có thể yên tâm lập nghiệp ở quê hương", anh Nhiệm tâm sự.

Các sản phẩm thủ công từ mây tre đan ở Lâm Bình đa dạng về mẫu mã
Các sản phẩm thủ công từ mây tre đan ở Lâm Bình đa dạng về mẫu mã

Hay như chị Sằm Thị Thu, xã Thượng Lâm, sau khi tham gia lớp học, chị đã đan được nhiều sản phẩm mây tre bán cho khách du lịch. Những thanh tre khô cứng, qua đôi tay của chị trở nên mềm dẻo, có thể đan thành đĩa đựng hoa quả, mâm, ấm ủ, lọ hoa đẹp mắt.

Chị Thu cho biết, chị không nhớ mình đã bán được bao nhiêu sản phẩm cho khách. Những sản phẩm đẹp nhất, được chị treo ở trước hiên nhà. Nhiều khách du lịch đi qua thấy đẹp và lựa chọn làm quà tặng. Sản phẩm thấp nhất có giá 100.000 đồng, cao nhất là 250.000 đồng, tùy vào từng sản phẩm và công sức chị bỏ ra.

”Nếu chịu khó đan, sẽ tạo ra nhiều sản phẩm và có thêm nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Tôi thường tranh thủ thời gian buổi tối để đan lát. Một sản phẩm nếu không quá kỳ công chỉ cần hai buổi là hoàn thành. Nhưng nếu sản phẩm có kích cỡ to, nhiều hoa văn và cầu kỳ hơn thì 3 đến 4 ngày mới xong”, chị Thu nói.

Ngày nay, với xu hướng giảm rác thải nhựa, thì những sản phẩm thủ công từ mây tre đan của bà con Lâm Bình càng được ưa chuộng.

Chị Trịnh Thị Thảo, Giám đốc HTX Minh Nhật cho biết: Hiện nay, các sản phẩm mây tre đan được quảng bá tại hội chợ, liên kết với các Homestay, khu du lịch các tỉnh như Hà Giang, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… Đặc biệt, ở thời đại công nghệ 4.0, việc quảng bá, mua bán thuận tiện hơn, gói gọn trong chiếc máy tính và điện thoại. Chúng tôi tích cực đăng tải thông tin lên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, kết nối khách hàng trên mọi miền Tổ quốc. 

Chị Thảo còn cho biết thêm, sau gần 3 năm thành lập, trung bình mỗi tháng, HTX cung cấp cho thị trường từ 6.000-7.000 sản phẩm các loại, đem lại doanh thu từ 70-100 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động với mức lương trung bình 5 triệu đồng/tháng. Khi có đơn hàng lớn, HTX giải quyết việc làm gần 30 lao động nhàn rỗi. Theo đó, các lao động có thể nhận sản phẩm về nhà và đan, tiền lương tính theo sản phẩm với giá trung bình từ 60.000-100.000 đồng. 

Được biết, các sản phẩm mây tre đan của người dân Lâm Bình đang chuẩn bị hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP tỉnh Tuyên Quang năm 2021.

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.