Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Phát triển nguồn nhân lực người DTTS

PV - 15:02, 03/04/2018

Tỉnh Gia Lai hiện có 17 trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trong đó có hai trường PTDTNT cấp tỉnh với 712 học sinh và 15 trường PTDTNT cấp huyện với 1.947 học sinh. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 25 trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) ở vùng DTTS, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn trên cơ sở chuyển đổi từ trường tiểu học và trường trung học cơ sở.

Học sinh Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (xã Ia Der, huyện Ia Grai, Gia Lai) tự đọc sách trong giờ ra chơi Học sinh Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (xã Ia Der, huyện Ia Grai, Gia Lai) tự đọc sách trong giờ ra chơi

 

Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD và ÐT, căn cứ tình hình thực tế của tỉnh Gia Lai, năm học 2017-2018, với chín nhóm nhiệm vụ chủ yếu và năm giải pháp cơ bản, ngành GD và ÐT tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền để thu hút ngày càng đông đảo các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia thực hiện xã hội hóa giáo dục, góp phần đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, thuyết phục phụ huynh, học sinh là người DTTS thấy được ý nghĩa, giá trị của việc học văn hóa và nhu cầu văn hóa trong đời sống xã hội của đồng bào DTTS tại chỗ.

Gia Lai luôn xác định hệ thống trường PTDTNT và PTDTBT có tầm quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực GD và ÐT, chú trọng đến công tác bồi dưỡng giáo viên là người DTTS và thường xuyên tổ chức hội nghị giao ban các trường PTDTNT, trường PTDTBT trong toàn tỉnh để trao đổi học hỏi kinh nghiệm giữa các vùng. Vì thế, việc quan tâm tích cực đến công tác củng cố phát triển và xây dựng hệ thống trường PTDTNT, PTDTBT là vấn đề thường trực của các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh, ngành để triển khai thực hiện đúng lộ trình quy hoạch phát triển GD và ÐT của tỉnh giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Xác định giáo dục là khâu đột phá trong phát triển nhân lực vùng DTTS và miền núi, những năm gần đây, trên cơ sở chỉ tiêu cử tuyển hằng năm, nhu cầu đào tạo cán bộ, giáo viên của địa phương cấp huyện và số lượng học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ như Jrai và Ba Na, Sở GD và ÐT đã tham mưu UBND tỉnh đưa ra chủ trương ưu tiên xét tuyển học sinh DTTS vào các ngành sư phạm và bố trí công tác sau khi tốt nghiệp. Công tác cử tuyển và bố trí việc làm sau đào tạo cử tuyển đã được tỉnh quan tâm và có phương án bố trí công tác ở một số vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị. Chế độ cử tuyển đã góp phần đắc lực cho việc bổ sung nguồn cán bộ công chức người DTTS cho các ngành, các lĩnh vực, nhất là các xã vùng đặc biệt khó khăn, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Từ những kết quả đạt được trong nhiều năm qua, tỉnh Gia Lai đang trên đà đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả GD và ÐT vùng DTTS và miền núi. Ðây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục, cần phải có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, tập trung nâng cao chất lượng GD và ÐT để đổi mới, phát triển với tốc độ nhanh hơn, chất lượng giáo dục ngày càng cao hơn và rút ngắn khoảng cách về chất lượng GD và ÐT giữa các vùng trong tỉnh.

NAY H' TUYẾT

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.