Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giải trí

Phim The Glory đứng đầu Netflix toàn cầu chỉ sau 3 ngày lên sóng

Hồng Phúc - 15:40, 15/03/2023

Theo trang Web xếp hạng dịch vụ nội dung trực tuyến FlixPatrol, sê-ri phim truyền hình Hàn Quốc "Vinh quang trong thù hận" (The Glory) ngày 14/3 đã đứng đầu “Top 10 chương trình truyền hình hôm nay” trên Netflix toàn cầu.

TheGlory (Vinh quang trong thù hận) được chấp bút bởi biên kịch Kim Eun-sook, kể về câu chuyện trả thù được chuẩn bị kỹ lưỡng của một người phụ nữ bị hủy hoại từ thể xác đến cả linh hồn bởi nạn bạo lực học đường hồi còn học trung học phổ thông
TheGlory (Vinh quang trong thù hận) được chấp bút bởi biên kịch Kim Eun-sook, kể về câu chuyện trả thù được chuẩn bị kỹ lưỡng của một người phụ nữ bị hủy hoại từ thể xác đến cả linh hồn bởi nạn bạo lực học đường hồi còn học trung học phổ thông

Bộ phim The Glory dài 16 tập, được chia thành 2 phần, mỗi phần 8 tập. Trước đó, phần 1 ra mắt vào ngày 30/12 năm ngoái đã nhận được yêu thích trên toàn thế giới, thu hút sự quan tâm về vấn nạn bạo lực học đường. Việc chia nhỏ thành 2 phần như vậy cũng khiến người xem mong mỏi và chờ đợi vào cái kết, góp phần tạo ra hiệu ứng bùng nổ cho bộ phim.

Chỉ trong vòng 3 ngày kể từ khi phần 2 được công chiếu vào 10/3, phim đã đứng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Brazil, Indonesia, Hong Kong, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam; đứng thứ ba tại Mỹ.

Mặc dù đạo diễn Ahn Gil-ho - người cầm trịch cho tác phẩm này, đang chìm trong tranh cãi về bạo lực học đường, nhưng sự hoàn chỉnh của bộ phim trong 16 tập, có thể ví như “đầu voi đuôi voi” và diễn xuất tốt của các diễn viên như Song Hye-kyo, Lee Do-hyun, Lim Ji-yeon, Yeom Hye-ran, Park Sung-hoon đã để lại cho người xem ấn tượng khó phai.

Tin cùng chuyên mục
Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Những cây cầu thô sơ như cầu tre, cầu khỉ, cầu dừa từng là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Qua bao thăng trầm, những cây cầu ấy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ.