Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long: Nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi để thu hút nguồn lực xã hội hóa giáo dục

Thúy Hồng - 16:32, 25/10/2024

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023, nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới. Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã đề nghị Bộ GD&ĐT phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi để thu hút nguồn lực xã hội hóa giáo dục, trong đó chú trọng kiên cố hóa trường lớp học...

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại Hội nghị
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại Hội nghị

Dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Thành Long; nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương.

Theo báo cáo tóm tắt kết quả 10 năm thực hiện công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ cho giáo viên của Bộ GD&ĐT cho thấy, trong giai đoạn 2013 - 2023, nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng phòng học và nhà công vụ cho giáo viên là rất lớn, góp phần không nhỏ vào việc tăng tỷ lệ phòng học kiên cố hóa ở các địa phương. Đã có trên 300 tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã tham gia đầu tư nâng cấp, kiên cố hóa được gần 36.000 phòng học, hơn 1.200 phòng công vụ cho giáo viên, với tổng kinh khí gần 33.000 tỷ đồng. Tỷ lệ phòng học kiên cố hóa trong cả nước đã tăng từ 65,9% năm 2013 lên 86,6% vào năm 2023.

Tổng số kinh phí xã hội hóa để đầu tư kiên cố hóa, xây dựng phòng học, phòng công vụ cho giáo viên ước khoảng 33.000 tỷ đồng. Tổng diện tích đất đã sử dụng để đầu tư xây dựng mới, kiên cố hóa phòng học, phòng công vụ cho giáo viên từ các địa phương khoảng 521,9ha…

Theo Bộ GD&ĐT, việc xã hội hóa tăng cường cơ sở vật chất đã góp phần quan trọng tăng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia. Đến tháng 7/2023, cấp học mầm non có 56,9% trường đạt chuẩn quốc gia; với cấp tiểu học, tỷ lệ này là 62,8% trường; cấp THCS là 72,3%; THPT là 49,6%.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Đảng và Nhà nước ta coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu và luôn thể hiện sự quan tâm và quyết tâm phát triển GD&ĐT bằng nhiều chủ trương và chính sách lớn. Tháng 8 vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 91-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; trong đó xác định rõ “phấn đấu đến năm 2030 tỷ lệ phòng học được kiên cố hóa đạt 100%”, tức là đến năm 2030, cả nước sẽ không còn phòng học tạm, phòng học chưa kiên cố.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi lễ
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị

Để thực hiện được mục tiêu lớn này, cần các giải pháp mang tính tổng thể, trong đó Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo và việc huy động các nguồn lực xã hội là hết sức quan trọng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, hiện nay, cả nước tỷ lệ kiên cố hóa bình quân đạt 86%, riêng mầm non và tiểu học đạt 83%. Tỷ lệ này đã là rất cao so với 10 năm trước, nhưng số chưa kiên cố hóa lại chủ yếu tập trung ở các tỉnh khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS và vùng khó khăn, (như khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, khu vực Trung bộ và cả Tây Nam Bộ), tỷ lệ chưa kiên cố hóa phòng học bậc mầm non và tiểu học nhiều tỉnh còn tới trên 40% (Đắk Nông, Kon Tum, Điện Biên, Cao Bằng, Lai Châu…).

Đáng chú ý là những trường học tạm này lại nhiều nhất ở bậc học mầm non và tiểu học. Các em nhỏ tuổi nhất trong lứa tuổi đi học cần được ưu ái chăm lo và cần phải được ngồi học trong những ngôi trường chắc chắn, có tiện nghi tối thiểu. Mục tiêu trường ra trường, lớp ra lớp cần thực hiện một cách ráo riết hơn nữa.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, trong 10 năm qua, công tác xã hội hóa đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất trường lớp, đặc biệt là ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Các đại biểu tham dự Hội nghị tại TP. Hà Nội
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại TP. Hà Nội

"Chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi rõ rệt trong diện mạo của nhiều ngôi trường, từ những lớp học tạm bợ nay đã được thay thế bằng những phòng học kiên cố, an toàn và tiện nghi hơn. Các nhà công vụ dành cho giáo viên cũng được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thầy cô giáo yên tâm công tác và cống hiến. Trong đó, các khu vực miền núi, đồng bào DTTS, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đã nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân”, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh.

Theo Phó Thủ tướng, công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên trong 10 năm qua không chỉ giúp cải thiện cơ sở hạ tầng giáo dục, mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, tạo tiền đề vững chắc cho tương lai của các thế hệ học sinh. Đồng thời, cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với đội ngũ giáo viên, những người đang trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp "trồng người" của đất nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta vẫn còn nhiều thách thức phía trước. Nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vẫn còn thiếu hụt cơ sở vật chất, điều kiện học tập và làm việc của học sinh và giáo viên chưa được đảm bảo đầy đủ. Một số địa phương vẫn còn phòng học nhờ, phòng học mượn...; nhiều cơ sở giáo dục thiếu các phòng chức năng, thiết bị dạy học tối thiểu, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023
Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023

"Chúng ta cần tiếp tục chung tay, huy động thêm các nguồn lực xã hội hóa để hoàn thành mục tiêu kiên cố hóa toàn bộ hệ thống trường lớp, nhà công vụ cho giáo viên trong thời gian tới", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị, Bộ GD&ĐT phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi để khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ hơn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội vào công cuộc xã hội hóa giáo dục, trong đó chú trọng kiên cố hóa trường lớp học, hỗ trợ trang thiết bị dạy học tối thiểu, tăng cường số lượng nhà công vụ cho giáo viên; đồng thời cần tính đến các yêu cầu thực tiễn phát sinh trong quá trình thực hiện đổi mới cân bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.