Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Thực hiện chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển giáo dục vùng DTTS

Vân Khánh - 22:58, 14/09/2024

Thời gian qua, huyện Đồng Hỷ không ngừng quan tâm triển khai đồng bộ hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục và đầu tư cơ sở hạ tầng trường lớp học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Trường Tiểu học Sa Lung (điểm Trường Lân Quan, xóm Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ) được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Tiểu Dự án 1, Dự án 5
Trường Tiểu học Sa Lung (điểm Trường Lân Quan, xóm Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ) được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Tiểu Dự án 1, Dự án 5

Theo thống kê của ngành Giáo dục huyện Đồng Hỷ, trên địa bàn huyện hiện có 52 trường, trong đó có 8 trường PTDTBT, trường phổ thông có học sinh bán trú (chiếm tỷ lệ 22,2%) với 120 lớp và 3.057 học sinh; 1 trường phổ thông dân tộc nội trú với 13 lớp, gồm 364 học sinh. Hiện trên địa bàn huyện có 557 học sinh được hưởng các chế, độ chính sách theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ...

Việc tập trung thực hiện tốt các chính sách phát triển giáo dục đặc thù, ưu tiên đối với giáo dục vùng khó đã góp phần đưa 52/52 trường công lập trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đạt chuẩn Quốc gia, trong đó có 18 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 (đạt 34%).

Theo kế hoạch, năm học 2024-2025, huyện Đồng Hỷ tiếp tục đầu tư trên 47,7 tỷ đồng xây mới nhà hiệu bộ, phòng học, phòng chức năng cho các trường: Mầm non Tân Long, Mầm non Khe Mo, Mầm non Hòa Bình, Tiểu học số 2 Hóa Thượng, Tiểu học Khe Mo; đầu tư 2,5 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp nhà nội trú Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Văn Lăng. Các phòng chuyên môn của huyện đang hoàn tất hồ sơ, thủ tục, chuẩn bị khởi công các công trình từ tháng 9/2024.

Trước đó, trong năm học 2023-2024, huyện Đồng Hỷ đã dành trên 38 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp, để đầu tư xây mới 30 phòng học, phòng chức năng, 3 nhà hiệu bộ, 1 nhà đa năng, 1 nhà nội trú, 1 bếp ăn tại các trường: Tiểu học Sa Lung, Tiểu học số 1 Minh Lập, Tiểu học Hợp Tiến, Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học số 2 Văn Lăng, THCS Nam Hòa, THCS Hóa Thượng; sửa chữa, nâng cấp các trường: Tiểu học Trại Cau, Tiểu học Sông Cầu, Tiểu học Hợp Tiến. Phần lớn công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm học 2023-2024.

Nhờ sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, trường lớp, đến nay, tỷ lệ phòng học kiên cố trên địa bàn huyện Đồng Hỷ ở cấp học mầm non đạt 88%, cấp tiểu học đạt 88,97% và cấp THCS đạt 97,2%; 100% trường phổ thông có thư viện chuẩn, thư viện tiên tiến; 100% trường học có công trình nước sạch; 100% trường mầm non, phổ thông có công trình vệ sinh riêng cho học sinh và giáo viên đảm bảo vệ sinh môi trường…

Tin cùng chuyên mục
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.