Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Phong trào khuyến học ở Phúc Sen

PV - 11:11, 24/06/2019

Thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, tuyên truyền, nhiều năm qua, ý thức trách nhiệm về học tập, phong trào tự giác học tập trong cộng đồng được nâng cao rõ rệt tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Các mô hình học tập tiên tiến như: mô hình “gia đình hiếu học”, “dòng họ hiếu học” trên địa bàn ngày càng được nhân rộng.

Công tác giáo dục, khuyến học ở Phúc Sen luôn được quan tâm. Công tác giáo dục, khuyến học ở Phúc Sen luôn được quan tâm.

Bám sát đặc điểm của xã vùng cao còn nhiều khó khăn, trình độ người dân không đồng đều, trong quá trình triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị đến năm 2020”, xã Phúc Sen luôn coi trọng vai trò nòng cốt của giáo dục và công tác khuyến học.

Ông Nông Văn Thắng, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học xã Phúc Sen cho biết, Hội Khuyến học được thành lập từ năm 2001. Bên cạnh việc tuyên truyền, thay đổi nhận thức về học tập của người dân, các chi hội đã tích cực tạo nguồn thu tương đối ổn định hằng năm bằng cách vận động Nhân dân, các cấp, các ngành đóng góp để kịp thời khen thưởng, động viên các em học sinh, sinh viên có thành tích cao trong học tập.

Theo đó, mỗi năm, mỗi hộ gia đình đều đóng góp 10.000 đồng trở lên, cán bộ xã đóng góp 1 ngày lương vào Ngày khuyến học Việt Nam dịp (2/10). Hội Khuyến học phối hợp với các nhà trường có kế hoạch khen thưởng kịp thời. 70% quỹ khuyến học được trích để khen thưởng cho các em đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Các em đỗ đại học, cao đẳng tiếp tục được Hội Khuyến học huyện gặp mặt, khen thưởng vào dịp cuối năm. Đây là cơ hội để các em chia sẻ quá trình phấn đấu học tập của mình, lan toả phong trào học tập trong cộng đồng.

Hiện nay, 100% trẻ em trên địa bàn xã Phúc Sen được đi học. 10/10 xóm và 3 nhà trường, trạm y tế, cơ quan UBND đều có tổ chức khuyến học, 381/444 gia đình được công nhận là gia đình học tập, 3 dòng họ học tập (gồm họ Nông 2 ở xóm Phia Chang, dòng họ Lương Khào B, dòng họ Sạch ở Pác Rằng).

Mục tiêu đưa công tác khuyến học đi vào nền nếp với hiệu quả bền vững, các cấp Hội Khuyến học Phúc Sen luôn coi trọng việc xây dựng “Gia đình hiếu học” và “Dòng họ hiếu học tiêu biểu”; tạo bước đi vững chắc cho phong trào khuyến học ở địa phương. Ông Nông Minh Nhật, xóm Phia Chang, một trong những người đầu tiên tham gia công tác khuyến học ở xã chia sẻ, từ năm 2001, các gia đình đều được chi hội khuyến học trong dòng họ vận động con em không bỏ học giữa chừng. Mô hình "tiếng kẻng học tập" được triển khai xây dựng ở nhiều xóm nhằm tạo thói quen học bài đúng giờ giấc cho học sinh. Đúng 19 giờ, khi có tiếng kẻng, báo hiệu giờ học các em đều tự giác học bài, phụ huynh phải nhắc nhở con học đồng thời tắt tivi cho con em học bài. Nhưng đến nay, học sinh trong xóm đã có ý thức tự giác học tập, học nhóm mà không cần tiếng kẻng. “Chúng tôi luôn tin rằng, học tập là con đường đúng đắn nhất giúp con em mình có hành trang vững chắc để có cuộc sống tốt đẹp cho chính mình và góp phần xây dựng quê hương”, ông Nhật nói.

Gia đình chị Nông Thị Chăm là điển hình tiêu biểu cho phong trào học tập ở Phia Chang. Chị cho biết: “Chồng mất sớm, tôi là lao động chính trong nhà. Có lúc khó khăn quá, tôi cũng nghĩ đến việc cho 2 cháu nghỉ học đi làm. Nhưng được chi hội khuyến học của dòng họ, của xã vận động nhiều lần, đồng thời ủng hộ và hỗ trợ cả vật chất lẫn tinh thần nên tôi luôn cố gắng tạo điều kiện cho 2 cháu học tập. Hiện, 1 cháu đang là sinh viên năm cuối của Học viện An ninh, cháu gái năm nay lên lớp 12 và cũng quyết tâm thi đại học để, thay đổi cuộc sống, thoát nghèo”.

Gần 15 con em trong dòng họ Nông ở Phia Chang đều đang theo học nhiều trường đại học trên cả nước và đều có kết quả học tập tốt, hứa hẹn xây dựng nguồn nhân lực địa phương chất lượng cao. Dù đời sống của đồng bào nơi đây còn nhiều khó khăn, nhưng ý thức học tập của các em học sinh không ngừng đi lên, Phúc Sen trở thành điểm sáng trong phong trào khuyến học, khuyến tài trên địa bàn huyện Quảng Uyên.

HỒNG PHÚC

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.