Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Phú Lương (Thái Nguyên): Chú trọng công tác đào tạo nghề cho đồng bào DTTS

Cam Phúc - 15:30, 08/08/2024

Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được huyện Phú Lương (Thái Nguyên) triển khai tích cực và đem lại hiệu quả. Đối tượng được đào tạo nghề ưu tiên là đồng bào DTTS và miền núi, người nghèo, qua đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thầy và trò Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên huyện Phú Lương đang thực hành nghề thú y
Thầy và trò Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên huyện Phú Lương đang thực hành nghề thú y

Bình quân mỗi năm, huyện Phú Lương có trên 2.000 lao động được tham gia các lớp đào tạo nghề, ưu tiên lao động ở khu vực nông thôn, đồng bào DTTS và những hộ có hoàn cảnh khó khăn. Riêng từ đầu năm đến nay, huyện đã đào tạo nghề cho gần 600 người, trong đó có trên 70% là người đồng bào DTTS, người nghèo.

Một số nghề được người lao động thường xuyên lựa chọn, như: Kỹ thuật chăn nuôi gà, lợn; thú y; sửa chữa máy nông nghiệp; trồng chè; trồng rau an toàn; sửa chữa điện dân dụng; tin học ứng dụng… Về hình thức đào tạo nghề cũng được đa dạng hóa, từ tập trung tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến đào tạo lưu động tại các xóm, xã. Nhờ công tác đào tạo nghề được triển khai tích cực, mỗi năm, huyện Phú Lương giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 lao động.

Ông Trịnh Văn Tường - Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Phú Lương, cho biết: Trung bình mỗi năm, Trung tâm tổ chức gần 20 lớp đào tạo nghề cho khoảng 800 người. Đối tượng được đào tạo trên 90% là đồng bào DTTS, người nghèo. Các lớp học nghề đã giúp người lao động nông thôn từng bước nâng cao trình độ, tạo điều kiện tốt để tiếp cận các mô hình, đề án phát triển sản xuất. Qua các lớp đào tạo nghề, trên 80% số lao động sau học nghề có việc làm hoặc làm nghề cũ nhưng năng suất cao hơn, góp phần quan trọng phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Đường đến ước mơ của chàng trai người Mông Giàng Mí Lía

Đường đến ước mơ của chàng trai người Mông Giàng Mí Lía

Dù sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của thôn Mã Pì Lèng, xã Pải Lủng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang), thế nhưng với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, Giàng Mí Lía đã trở thành sinh viên Học viện An ninh Nhân dân đầu tiên của địa phương.