Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Phù rể cõng dâu về nhà chồng

PV - 14:06, 23/05/2018

Trong cuốn sách “Văn hóa người Pầu Y” (Bố Y), nhà nghiên cứu Ngũ Khởi Phượng ở thôn Nậm Lương, xã Quyết Thắng, huyện Quản Bạ (Hà Giang) cho biết, đám cưới truyền thống của người Bố Y thường được tiến hành qua nhiều bước, như: Lễ ăn hỏi, lễ báo ngày cưới, lễ dẫn cưới và lễ cưới chính thức.

Thiếu nữ dân tộc Bố Y. Thiếu nữ dân tộc Bố Y.

 

Vào ngày đón dâu, đoàn nhà trai sẽ sang nhà gái sớm để làm các thủ tục xin dâu. 2 người phù rể mang theo một con gà trống và một bịch rượu để làm lễ xin dâu. Phù dâu mang theo một chiếc ô để che cho cô dâu. Khi đến gần nhà gái, phù rể dấu con gà vào một chỗ kín để không ai nhìn thấy. Sau đó, phù rể và phù dâu cùng bước đến cửa nhà gái. Phù dâu dịch một đầu ghế ngăn cửa ra lấy lối vào nhà rồi đi vào buồng trang điểm cho cô dâu. Còn hai phù rể thì phải hát đối với nhà gái rồi mới được vào nhà.

Nghỉ ngơi, uống nước xong, phù rể ra lấy con gà vào nhờ nhà gái làm thịt, luộc chín, chặt thịt và xiên vào đũa cùng một chút gan, lòng, mề, cánh, mào… dâng lên bàn thờ cúng báo với tổ tiên nhà gái. Sau đó, phù rể mời đại diện nhà gái đến làm trò vui cho đám cưới.

Sau bữa cơm tiễn con gái đi lấy chồng, phù rể chính sẽ mang khay rượu đến xin phép bố mẹ cho cô dâu ra cửa. Trước bàn thờ, mẹ của cô dâu dặn dò con gái những lễ nghi, phép tắc khi về nhà chồng. Anh trai hoặc người đại diện nhà gái cõng cô dâu ra cửa, sau đó phù rể chính sẽ ghé vai đón cô dâu, phù dâu căng ô che cho cô dâu. Hai người phù rể thay nhau cõng cô dâu về nhà chồng.

Cô dâu ra khỏi nhà còn mang theo một con gà con để về nhà chồng thả nuôi. Đến giờ đón con dâu vào nhà, nhà trai tiến hành cúng ba lần: Một lần có ống bơ đựng hạt ngô; một lần cúng cơm, thịt gà và một lần cúng tại hai mâm cơm (mâm của đàn ông đặt cạnh bàn thờ, mâm của đàn bà đặt ở cạnh cửa buồng con dâu). Thầy cúng cúng khấn xong, cô dâu quỳ lạy trước hai mâm cơm rồi được phù dâu đưa vào trong buồng và ở suốt trong đó đến ngày hôm sau. Bên ngoài, nhà trai bày mâm cơm tiếp khách đến mừng đám cưới cho đến tối thì kết thúc lễ cưới.

Hiện nay, đám cưới của người Bố Y ở huyện Quản Bạ vẫn giữ những phần nghi thức chính. Lễ rước dâu và các lễ cúng vẫn được duy trì, tuy có giảm lược chút ít thủ tục để phù hợp với cuộc sống văn hóa mới hôm nay.

SÔNG LAM

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.