Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Phú Yên: Ưu tiên vốn giảm nghèo cho đồng bào miền núi

PV - 12:23, 06/11/2018

Phú Yên có 3 huyện miền núi là Đồng Xuân, Sông Hinh và Sơn Hòa, là nơi tập trung sinh sống của đồng bào các DTTS Êđê, Chăm H’roi, Bana... Những năm qua, tỉnh Phú Yên đã nỗ lực thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và đạt được những kết quả khích lệ.

Tập trung giảm nghèo

Ông Phan Đình Phùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, Chương trình giảm nghèo là một chương trình mang tính nhân văn, thể hiện trách nhiệm đối với người nghèo, do đó, Tỉnh yêu cầu, các địa phương cần tập trung vào các nhóm giải pháp tạo sinh kế; chính sách hỗ trợ tiếp cận cho hộ nghèo. Ngoài ra, các hộ mới thoát nghèo cũng sẽ tiếp tục được quan tâm hỗ trợ về phương tiện, tư liệu sản xuất trong khoảng thời gian đầu mới thoát nghèo…

 Chương trình hỗ trợ lúa lai đang góp phần đảm bảo an ninh lương thực và giúp đồng bào DTTS ở Phú Yên có thêm thu nhập. Chương trình hỗ trợ lúa lai đang góp phần đảm bảo an ninh lương thực và giúp đồng bào DTTS ở Phú Yên có thêm thu nhập.

Ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết: Thời gian qua, đơn vị đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất ở vùng khó như, lúa lai, cánh đồng mẫu mía, sắn ở miền núi, hay các mô hình chuyển đổi cây trồng ở xã bãi ngang. Thành công bước đầu là giúp đồng bào tiếp cận được kỹ thuật trồng lúa nước, người dân thấy được hiệu quả kinh tế của việc sử dụng giống tốt và sản xuất tập trung cánh đồng lớn. Đây chính là tiền đề để thời gian tới, đơn vị nhân rộng các mô hình sản xuất cơ giới hóa, hướng tới sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giúp người dân ổn định sản xuất để thoát nghèo và làm giàu bền vững.

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo Sở LĐTB&XH tỉnh Phú Yên cũng lập Kế hoạch Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện, xã, thôn, buôn, khu phố và cán bộ các tổ chức hội đoàn thể với gần 1.000 học viên tham gia và tổ chức tập huấn điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ông Võ Văn Binh, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Phú Yên cho biết: Với mục tiêu giảm nghèo bền vững nên tỉnh Phú Yên đã tập trung vào những chính sách dài hơi; đồng bộ các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở, phát triển sản xuất gắn với quy hoạch vùng, nhằm tạo nền tảng đẩy mạnh phát triển kinh tế và cơ hội cho hộ nghèo vươn lên làm giàu.

Kết quả khả quan

Từ nguồn vốn nòng cốt của Chương trình MTQG giảm nghèo như Chương trình 30a và Chương trình 135, Phú Yên đã triển khai 5 dự án thuộc dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, truyền thông về giảm nghèo và nâng cao năng lực giám sát chương trình; cùng với đó là 7 tiểu dự án nhỏ như hỗ trợ lao động hộ nghèo, phát triển sản xuất đa dạng sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo, đầu tư hạ tầng cơ sở…

Trong năm 2017, toàn tỉnh Phú Yên đã giảm 5.508 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2017 còn 7,85%, giảm 2,38% so với năm trước. Công tác huy động nguồn lực ngoài ngân sách tiếp tục phát huy hiệu quả. Hơn 43.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp miễn phí thẻ BHYT, hơn 573.000 lượt người được khám chữa bệnh ban đầu, với số tiền 116 tỉ đồng; hơn 26.500 lượt học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo được miễn giảm học phí và hơn 22.000 lượt học sinh được hỗ trợ chi phí học tập, số tiền hơn 20 tỉ đồng…

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã phân bổ hơn 11 tỉ đồng hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã nghèo bãi ngang ven biển; hai huyện Sông Hinh và Đồng Xuân cũng được phân bổ mỗi huyện hơn 16 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách và từ Chương trình 30a, Chương trình 135.

Đặc biệt, Sông Hinh, một trong những huyện nghèo của tỉnh, hiện có số hộ đồng bào DTTS có khoảng 5.600 hộ. Để giúp các hộ dân ở đây có thêm nguồn vốn phát triển kinh tế, 9 chương trình tín dụng chinh sách đã được triển khai tại địa phương. Ông Trần Văn Thanh Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sông Hinh cho biết: Đến nay, đã có trên 79% hộ đồng bào DTTS được vay vốn, nhờ đó bình quân mỗi năm huyện Sông Hinh có từ 2 đến 3,5% tỷ lệ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.

THÀNH NHÂN

 

Tin cùng chuyên mục
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.