Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

“Qua cầu rút ván”

Hồng Phúc - 15:25, 26/09/2020

Mấy ngày nay, bệnh nhân số 17 - ca bệnh Covid-19 đầu tiên trong đợt bùng phát dịch lần thứ hai vào tháng 3 tại Việt Nam lại tiếp tục trở thành tâm điểm chỉ trích của cư dân mạng sau khi xuất hiện trên tờ The New Yorker của Mỹ, trong một bài viết về chủ đề chống dịch Covid-19 tại Việt Nam. Cô gái này “tố” cộng đồng mạng Việt Nam không tôn trọng quyền riêng tư, “ném đá” cô chỉ vì ghét cô giàu có.

Bài đăng trên tờ The New Yorker được chia sẻ trên Facebook khiến cộng đồng mạng dậy sóng
Bài đăng trên tờ The New Yorker được chia sẻ trên Facebook khiến cộng đồng mạng dậy sóng

Trong đó có đoạn: “Ở Việt Nam chúng tôi có quá nhiều đặc quyền - Chúng tôi đi du lịch quá nhiều”. Người này cho rằng, dư luận đã có sự phân biệt đối xử khi dồn mọi sự chú ý vào hai chị em cô.

Hiện bài viết về “bệnh nhân 17” trên trang Facebook của The New Yorker vẫn tiếp tục nhận được một lượng bình luận lớn từ người dùng mạng xã hội trong và ngoài nước, với hàng chục nghìn lượt tương tác. 

Thẳng thắn mà nói, cô gái này đã quá được ưu ái khi được các y, bác sĩ Việt Nam hết lòng chữa trị khỏi bệnh. Cô không những không bị xử lý trách nhiệm cho dù chỉ là xử phạt hành chính, mà còn được đa số người dân Việt Nam cảm thông và bỏ qua những sai lầm. 

Thế nhưng “sự thật” mà cô gái này kêu trên báo nước ngoài là không đúng. Người Việt không chỉ trích cô vì giàu có, mà phẫn nộ trước sự gian dối, thiếu trách nhiệm của cô với cộng đồng. 

Đi về từ vùng có dịch với một lịch trình dày đặc, nhưng cô này lại không thành thật khai báo y tế. Thông tin bị bệnh của cô gái khiến Hà Nội cả đêm không ngủ. Cả dãy phố Trúc Bạch, Bệnh viện Hồng Ngọc phải cách ly, đội ngũ y, bác sĩ vất vả truy tìm các F1, F2, F3. 

Cô gái này khiến dư luận phải đặt ngược câu hỏi về lòng biết ơn. Một cá nhân vô trách nhiệm trong một cộng đồng tuân thủ quy định về dịch bệnh lại không đáng bị chỉ trích? 

Tin cùng chuyên mục