Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Quản lý hoạt động du lịch: Còn nhiều lỗ hổng

PV - 22:03, 30/01/2018

Theo đánh giá của một số tổ chức, hãng lữ hành quốc tế nổi tiếng trên thế giới, trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những điểm đến du lịch có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành “công nghiệp không khói” của nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui về sự tăng trưởng của ngành du lịch thì công tác quản lý hoạt động du lịch vẫn còn nhiều vấn đề bất cập.

Du khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng đông. Du khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng đông.

 

Khách quốc tế tăng cao

Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, trong năm 2016, tổng lượt khách du lịch đến địa phương lưu trú đạt hơn 4,5 triệu lượt, trong đó khách quốc tế hơn 1,1 triệu lượt (tăng 18% so với năm 2015); doanh thu du lịch đạt 8.300 tỷ đồng (tăng 20% so với năm 2015). Đây là năm có số lượng du khách quốc tế đến Khánh Hòa cao nhất từ trước đến nay và là lần đầu tiên đạt mốc 1 triệu lượt.

Cũng theo thống kê của ngành Du lịch Khánh Hòa, tính đến hết tháng 10/2016, đã có trên 444 nghìn lượt khách Trung Quốc chọn Khánh Hòa làm điểm đến, tăng 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu về số lượng du khách đến Khánh Hòa. Tiếp đó, du khách Nga đạt trên 200.000 lượt, đạt mức tăng trưởng khá khi tăng 114% so với cùng kỳ năm 2015. Ngoài ra, số lượng du khách Ấn Độ, Thái Lan cũng có sự gia tăng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 27 doanh nghiệp (DN) lữ hành chuyên đón khách Trung Quốc, cao gần gấp 4 lần so với khách Nga. Trong số này, tỉnh Khánh Hòa có 9 DN được cấp giấy phép lữ hành quốc tế phục vụ khách Trung Quốc, 2 DN làm đại lý lữ hành quốc tế. Số DN ở ngoại tỉnh có 16 DN, trong đó 13 DN đặt văn phòng tại TP. Nha Trang.

Còn tại TP. Đà Nẵng, năm 2016 được xem là năm thành công của ngành Du lịch với sự tăng trưởng mạnh của du lịch đường biển, đường hàng không. Thống kê sơ bộ của Sở Du lịch Đà Nẵng cho thấy, trong số 1,67 triệu lượt khách quốc tế đến Đà Nẵng có khoảng 70% số du khách mang quốc tịch Trung Quốc.

Quản lý lỏng lẻo
Hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung tại Đà Nẵng đang dẫn đoàn khách người Trung Quốc thăm quan khu du lịch Bà Nà. Hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung tại Đà Nẵng đang dẫn đoàn khách người Trung Quốc thăm quan khu du lịch Bà Nà.

 

Theo nhận định của Lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, sự tăng trưởng của thị trường khách Trung Quốc là dấu hiệu đáng mừng, nhưng đã tạo nên sức ép đáng kể với công tác quản lý... Mối lo ngại lớn nhất hiện nay là một số người Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga dùng visa du lịch đến Khánh Hòa hành nghề hướng dẫn viên, kinh doanh du lịch trái phép. Bên cạnh đó, ngày càng phổ biến tình trạng các DN không duy trì các điều kiện kinh doanh lữ hành trong suốt quá trình kinh doanh; sử dụng người không có thẻ hướng dẫn viên, sử dụng người nước ngoài để hướng dẫn cho khách... Điều này đã vi phạm các quy định của Luật Du lịch, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng dịch vụ và hình ảnh du lịch Việt Nam, gây nhiều bức xúc trong dư luận.

Để chấn chỉnh tình trạng trên và để làm sạch môi trường du lịch, loại trừ các hướng dẫn viên “chui”, vừa qua, Tổng cục Du lịch đã có văn bản yêu cầu Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lữ hành; tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh lữ hành và hoạt động hướng dẫn du lịch. Nếu phát hiện vi phạm cần xử lý nghiêm để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực du lịch của các tổ chức và cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam, đồng thời bảo đảm quyền lợi chính đáng của khách du lịch.

Tổng cục Du lịch cũng yêu cầu các DN kinh doanh lữ hành quốc tế phải sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế để hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài theo quy định tại Điểm D Khoản 1 Điều 50 Luật Du lịch. Đối với các DN vi phạm các quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 180/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Du lịch để thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Các trường hợp hướng dẫn viên vi phạm một trong những nội dung quy định tại Điều 77 Luật Du lịch sẽ bị thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch.

HOÀNG ANH - NGỌC ÁNH

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.