Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Quảng Bình: 11.951 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

P. Ngọc - 10:19, 29/05/2021

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 2021, tỉnh Quảng Bình có 11.951 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp.

Sở GD&ĐT Quảng Bình tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT (Ảnh minh họa/TTXVN)
Sở GD&ĐT Quảng Bình tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT (Ảnh minh họa/TTXVN)

Chiều 28/5, Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác thi trên địa bàn. Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

Theo đó, Hội đồng thi dự kiến điều động 2.277 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia tất cả các khâu của kỳ thi. Kỳ thi dự kiến diễn ra từ ngày 7- 8/7.

Toàn tỉnh sẽ bố trí 30 điểm thi, 514 phòng thi với 11.951 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, có 11.437 thí sinh đang học lớp 12, chiếm tỷ lệ 95,7% và 514 thí sinh tự do, chiếm tỷ lệ 4,3%.

Để kỳ thi diễn ra an toàn, trong bối cảnh dịch Covid -19 phức tạp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận, đề xuất nhiều giải pháp về công tác phối hợp. Phân công trách nhiệm cho các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương về phương án tổ chức thi cho các thí sinh trong diện F1, F2 (nếu có). Bảo đảm cơ sở vật chất, an ninh trật tự, an toàn giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp điện ổn định cho các điểm thi.

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra tại các điểm thi. Chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết liên quan đến công tác thi, bảo đảm tổ chức tốt kỳ thi trong bối cảnh dịch Covid -19, không để ảnh hưởng đến tâm lý của thí sinh dự thi và lực lượng coi thi.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.