Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Quảng Bình: Đầu ra cho nông sản đặc sản vẫn chưa được khai thông

Khánh Ngân - 23:13, 26/03/2023

Dù nhiều cái khó về đất đai, khí hậu, khoa học kỹ thuật… nhưng bù lại, những nông sản ở miền núi, vùng DTTS lại có nhiều lợi thế để phát triển bởi tính đặc sản, đặc thù được người tiêu dùng ưa chuộng. Thế nhưng, đầu ra cho những sản phẩm nông sản của nông dân vẫn luôn là một bài toán khó, thiếu bền vững...

Chư có lời giải đầu ra cho nông sản đặc sản
Quảng Bình hiện có 94 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có nhiều sản phẩm được sản xuất ở vùng đồng bào DTTS

Tiềm năng nông sản đặc sản

Nhìn từ tỉnh Quảng Bình, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã và đang tạo ra sức bật mới, khơi dậy tiềm năng sản xuất nông nghiệp. Không chỉ ở những vùng thuận lợi, mà ở cả vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào DTTS, ngành nông nghiệp cũng đang có bước chuyển mình mạnh mẽ. Nhiều cây trồng, sản phẩm từ chỗ tự phát, manh mún đã trở thành hàng hóa, hàng đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao. Thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào DTTS. 

Tính đến đầu 2023, toàn tỉnh Quảng Bình có 94 sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 5 sản phẩm 4 sao và 89 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm được chứng nhận OCOP Quảng Bình thuộc nhóm ngành thực phẩm, dược liệu (phân nhóm mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe), sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gia dụng.

Cùng với các sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP, vùng đồng bào DTTS, miền núi Quảng Bình, còn có rất nhiều sản phẩm nông nghiệp là đặc sản đậm tính đặc trưng vùng miền, như gạo nếp nương Dân Hóa, lợn rừng Trọng Hóa, khoai deo...

Trong số những sản phẩm OCOP, có rất nhiều sản phẩm được sản xuất tại vùng đồng bào DTTS, miền núi, như sản phẩm OCOP 3 sao măng khô rừng Cà Ròong, gạo sạch Mai Hóa... đang mang lại nhiều kỳ vọng trong việc xóa đói giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS ở Quảng Bình. 

Sự cần cù lao động của cư dân địa phương cùng với quy hoạch phát triển nông nghiệp của chính quyền địa phương đã tạo ra sự phong phú về số đặc sản nông nghiệp của Quảng Bình
Sự cần cù lao động của cư dân địa phương cùng với quy hoạch phát triển nông nghiệp của chính quyền địa phương đã tạo ra sự phong phú về số đặc sản nông nghiệp của Quảng Bình

Là huyện có diện tích rừng tự nhiên lớn, độ che phủ cao nên Tuyên Hóa rất phù hợp cho nghề nuôi ong lấy mật. Mật ong ở Tuyên Hóa có giá trị dinh dưỡng cao, mùi thơm đặc trung khác biệt so với những nơi khác. Nhờ đó, mật ong Tuyên Hóa cũng trở nên một đặc sản có tiếng. Ngoài ra, ở huyện vùng cao Tuyên Hóa còn có thêm bánh gai, bánh ít, đó cũng là những sản vật mang đậm đặc trung của vùng cao cao.

Là tỉnh có chưa đến 1 triệu dân, nhưng Quảng Bình lại có rất nhiều sản phẩm OCOP, đặc sản nông nghiệp vùng miền. Đó là kết quả của quá trình miệt mài lao động của cư dân địa phương. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp cũng sớm có quy hoạch phảt triển nông nghiệp theo đúng định hướng. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa giá trị đặc sản nông sản giúp bà con nông dân phát triển bền vững, thì bài toán đầu ra được cho là vấn đề cốt lõi.

 Vẫn bế tắc đầu ra

Đầu năm 2022, gạo sạch Mai Hóa (Tuyên Hóa) được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đây được xem là cơ hội vàng về đầu ra cho gạo sạch Mai Hóa. Thế nhưng, sau hơn 1 năm có giấy “thông hành” OCOP,  gạo sạch Mai Hóa vẫn chỉ quẩn quang ở thị trấn Đồng Lê, số lượng bán ra ngoài vùng không đáng kể. Nguyên nhân chính được xác định là do Hợp tác xã (HTX) vẫn giữ lối kinh doanh truyền thống, chưa có kênh phân phối chính thức.

Ông Chu Văn Tú - Giám đốc HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Cổ Cảng, xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa (Chủ sở hữu sản phẩm gạo sạch Mai Hóa) cho biết: “Hình thức phân phối chính là ai có nhu cầu thì liên hệ để được cung cấp hoặc qua mối thân quen. Đơn vị chưa có kênh phân phối hay marketing chuyên nghiệp.

Bên cạnh nguyên nhân chính, thì năng suất sản lượng sản phẩm gạo sạch Mai Hóa còn thấp, cũng được cho là khó mở rộng thị trường của sản phẩm. Năm 2021, sản lượng đạt từ 2 - 3 tấn, chủ yếu được thu mua từ các thành viên HTX. Trong khi đó, bà con miền núi vẫn chưa quen với lối sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, theo hộ gia đình. Do đó, dù sản phẩm gạo sạch Mai Hóa đã được đầu tư mẫu mã, nhãn hiệu và đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh, nhưng vẫn khó mở rộng phát triển cả về số lượng, cũng như đầu ra.

Chư có lời giải đầu ra cho nông sản đặc sản 2
Là sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao, thế nhưng do chưa có kênh phân phối chuyên nghiệp nên măng rừng Cà Roòng vẫn khó đến được với người tiêu dùng

Tương tự sản phẩm OCOP 3 sao măng khô Cà Roòng của HTX Cà Roòng (xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch). HTX cà Roòng có 31 thành viên, với nhiều nỗ lực để đầu tư máy móc sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, từ bao bì, nhãn mác… Sản phẩm được người dân ưa chuộng, mở ra cơ hội thoát nghèo bền vững cho người Bru Vân Kiều ở xã vùng biên Thượng Trạch.

Thế nhưng, do quy mô sản xuất còn nhỏ hẹp, địa bàn xã lại chưa có điện lưới phải chạy máy nổ để sản xuất nên chi phí tăng, giá thành sản phẩm cao. Do đó, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại. Sản phẩm măng khô Cà Roòng cũng chỉ mới chủ yếu phân phối theo kênh truyền thống, thông qua các mối quan hệ thân quen; chưa xây dựng được kênh phân phối riêng nên đầu ra còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến đời sống của hội viên HTX, kỳ vọng thoát nghèo khó lòng đạt được.

Chư có lời giải đầu ra cho nông sản đặc sản 3
Để mở rộng đầu ra cho nông sản đặc sản, chính quyền địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm quảng bá cho nông sản đặc sản vùng đồng bào DTTS

Từ thực tế cho thấy, để bảo đảm đầu ra cho nông sản đặc sản, vùng DTTS, miền núi tỉnh Quảng Bình cần phải khắc phục nhiều tồn tại, hạn chế, như các cơ sở sản xuất cần mạnh dạn thay đổi từ mô hình sản xuất đơn lẻ, sang ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất theo chuỗi hàng hóa; Tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức để tìm kiếm thị trường đầu ra. 

Đối với các sản phẩm đã được chứng nhận OCOP, cần chủ động tiếp cận với sàn giao dịch thương mại điện tử, không để lãng phí chứng nhận đã đạt được. Chính quyền địa phương, đơn vị chuyên môn cần đồng hành, quan tâm hơn nữa trong việc hỗ trợ, hướng dẫn nông dân "khơi thông" đầu ra nông sản đặc sản, từ đó họ mới duy trì được sinh kế ổn định, giảm nghèo bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.