Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Quảng Bình: Nỗ lực giảm nghèo ở vùng đồng bào DTTS, miền núi

L.Minh - 11:47, 20/05/2022

Ngày 19/5, Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức Hội nghị bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự các xã biên giới, vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy Quảng Bình sẽ ban hành nghị quyết về phát triển vùng đặc thù này.

Người có uy tín trong đồng bào DTTS đang hướng dẫn bà con trồng rừng (Ảnh: Hồng Huyên)
Người có uy tín trong đồng bào DTTS đang hướng dẫn bà con trồng rừng (Ảnh: Hồng Huyên)

Vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng Bình có tổng diện tích tự nhiên khoảng 3.845 km2, trong đó, có 9 xã có biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào với chiều dài trên 222km; tổng dân số gần 11.000 hộ, 45.400 người. Đồng bào DTTS của tỉnh sinh sống tập trung theo cộng đồng ở 102 thôn, bản thuộc 15 xã và 3 bản của các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy với 6.417 hộ, 27.004 người. Dân tộc Bru Vân Kiều và dân tộc Chứt là hai DTTS có số dân đông nhất, với hơn 26.000 người.

Những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, của tỉnh, kinh tế - xã hội của đồng bào có nhiều khởi, sắc, quốc phòng - an ninh được giữ vững. Đồng bào tin tưởng, đồng thuận, khối Đại đoàn kết toàn dân được tăng cường.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vùng đồng bào DTTS và miền núi ở Quảng Bình còn những hạn chế, yếu kém, lạc hậu như: Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ý lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS rất cao (chiếm gần 70%)...

Tại Hội nghị các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến xác đáng vào dự thảo Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Bình về phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự các xã biên giới, vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; đặc biệt là các ý kiến tham gia của các đại biểu đại diện lãnh đạo các xã biên giới, vùng đồng bào DTTS và vùng miền núi của tỉnh. Trong đó, tập trung góp ý vào các giải pháp nhằm giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở; tạo sinh kế; hỗ trợ đào tạo và việc làm cho con em đồng bào DTTS sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng, đào tạo nghề...

Quảng Bình có đến hơn 70% diện tích tự nhiên là đồi núi, vùng đồng bào DTTS
Quảng Bình có đến hơn 70% diện tích tự nhiên là đồi núi, vùng đồng bào DTTS

Kết luận Hội nghị, thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình đã đánh giá tổng quát những kết quả đạt được trong công tác phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự các xã biên giới, vùng đồng bào DTTS và vùng miền núi của tỉnh thời gian qua, đồng thời lưu ý về các khó khăn, hạn chế cần khắc phục.

Để phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự các xã biên giới, vùng đồng bào DTTS, đặc biệt làm sớm kéo giảm hộ nghèo, ổn định đời sống cho người dân, Tỉnh ủy Quảng Bình xây dựng Dự thảo nghị quyết phát triển vùng đặc thù này giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến 2030 gồm có 4 phần, trong đó nhấn mạnh các nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS; lồng ghép, bổ sung chính sách, nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi; đồng thời giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào. Tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, không gian sinh sống của đồng bào.

Tin cùng chuyên mục
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.