Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Quảng Nam: Đề nghị các sở, ngành tham mưu định mức đất sản xuất cho đồng bào DTTS và miền núi

T.Nhân - Q.Như - 15:35, 12/10/2023

Ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký văn bản gửi Ban Dân tộc tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh về việc tham mưu quy định định mức đất sản xuất để thực hiện Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).

Định mức đất sản xuất cấp cho đồng bào DTTS và miền núi đang được lãnh đạo tỉnh Quảng Nam quan tâm (Ảnh minh hoạ)
Định mức đất sản xuất cấp cho đồng bào DTTS và miền núi đang được lãnh đạo tỉnh Quảng Nam quan tâm (Ảnh minh hoạ)

Theo đó, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan rà soát quỹ đất, điều kiện thực tế của địa phương, đề xuất định mức đất sản xuất đối với hộ đồng bào DTTS nghèo sinh sống trên địa bàn miền núi; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; gửi Sở TN&MT tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh.

Giao Sở TN&MT theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc Ban Dân tộc tỉnh khẩn trương đề xuất định mức đất sản xuất; trên cơ sở đó chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan kiểm tra, tham mưu UBND tỉnh xem xét, ban hành quy định định mức đất sản xuất đảm bảo theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định pháp luật khác có liên quan làm cơ sở xác định hộ gia đình thiếu đất sản xuất, trình UBND tỉnh trong quý IV/2023.

Việc tham mưu quy định định mức đất sản xuất cho đồng bào DTTS và miền núi này nằm trong Dự án 1 (giai đoạn một từ 2021 - 2025) của Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021 - 2030.

Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển