Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Quảng Nam: Một số ngôi trường vùng miền núi không đảm bảo an toàn trước ngày khai giảng

Tấn Sỹ -Thanh Huyền - 16:12, 04/09/2021

Năm học mới đã đến, vấn đề an toàn cho học sinh, giáo viên ở những ngôi trường vùng thiên tai, sạt lở núi, luôn là nỗi lo lớn của ngành Giáo dục và chính quyền địa phương. Tại huyện Phước Sơn (Quảng Nam), công tác khắc phục hậu quả thiên tai chậm triển khai ngày nào, thì ngày ấy các thầy, cô giáo và hàng trăm học sinh DTTS ở nhiều ngôi trường đang ngày đêm đối mặt với bao hiểm nguy chực chờ.

Trường PTDTBT Tiểu học - THCS xã Phước Thành vẫn đang ngổn ngang thi công
Trường PTDTBT Tiểu học - THCS xã Phước Thành vẫn đang ngổn ngang thi công

Những ngày này, tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học - THCS Phước Thành vẫn như là một công trường xây dựng. Phía trước sân trường, từng tốp thợ đang làm hệ thống bờ rào, cổng trường. Ở phía sau, một bờ kè có chiều cao 21m dựng đứng đang được thi công. Với một ngôi trường bị sạt lở  cuối năm 2020, cơ sở vật chất hư hỏng nặng nề, việc được đầu tư xây dựng mới, sửa chữa trường, lớp là điều rất đáng mừng. Song, chính việc thi công không che chắn của đơn vị thi công, thiếu trách nhiệm giám sát của ngành chức năng huyện Phước Sơn, cũng đang là vấn đề đáng lo ngại.

Sự việc đã xảy ra 1 tuần nay, song ông Trà Văn Nhiều, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học - THCS xã Phước Thành vẫn chưa hết sợ. Trước đó, trong quá trình thi công, một tảng đá to bất ngờ rơi xuống, hậu quả làm sập bức tường phòng học, cuốn phăng đi bàn giáo viên và học sinh. Rất may, hôm đó, trường chưa tập trung học sinh, giáo viên nếu không hậu quả là khôn lường. Bởi tốc độ, cũng như sự tàn phá khủng khiếp mà tảng đá hơn 1 tấn lăn xuống.

“Nhà trường đã có báo cáo và đề xuất với xã, huyện yêu cầu đơn vị thi công xây dựng bờ kè, cần phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho hơn 420 học sinh và 33 giáo viên toàn trường. Nếu không bảo đảm an toàn, mùa mưa đến nhà trường sẽ dừng công việc giảng dạy”, ông Trà Văn Nhiều cho biết.

Còn tại Trường PTDTBT Tiểu học - THCS Phước Lộc, từ mùa mưa bão 2020 đã xuất hiện vết nứt dài ở khu vực bán trú của gần 200 học sinh dân tộc Gié Triêng. Trong lúc chờ đợi kinh phí làm bờ kè, nhà trường đã làm tạm hệ thống thoát nước không đổ trực tiếp xuống khu vực sạt lở. Tại điểm này, trường cũng làm bờ rào ngăn cách không cho học sinh đến gần. Bên cạnh đó, từ nguồn đầu tư của huyện và Ngân hàng ADB, một ngôi nhà chống bão cũng đang gấp rút hoàn thành.

Theo ông Trần Đình Ngộ, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Phước Lộc: mùa mưa bão năm 2020, nhà trường có 4 em học sinh đã bị lũ cuốn vùi lấp. Năm nay, đối mặt với nguy cơ sạt lở đang hiện hữu, Nhà trường phân công giáo viên trực 24/24, nếu tình hình mưa bão lớn, mất an toàn thì sẽ di chuyển toàn bộ học sinh đến nhà tránh bão để bảo vệ tính mạng của học sinh.

Ông Trà Văn Nhiều, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học - THCS xã Phước Thành cho biết khu vực sạt lở nguy hiểm
Ông Trà Văn Nhiều, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học - THCS xã Phước Thành cho biết khu vực sạt lở nguy hiểm

Bà Võ Thị Lệ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phước Sơn cho biết: Năm học 2021-2022, trên địa bàn có rất nhiều đơn vị trường học như: Võ Thị Sáu xã Phước Xuân; PTDTBT Tiểu học - THCS Phước Thành; Mẫu giáo liên xã Kim - Thành - Lộc và Trường PTDTBT Tiểu học - THCS Phước Lộc sẽ gặp nhiều khó khăn cho ngày khai giảng, cũng như công tác giảng dạy. Bởi, việc khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra từ năm 2020 quá chậm. Trong khi đó, để tìm những nơi an toàn cho học sinh, giáo viên vùng sạt lở là rất khó khăn.

Đơn cử như tại xã Phước Thành, mới đây chỉ một cơn mưa giông, mà lượng nước đổ về khu vực thôn 2 rất lớn, gây chia cắt, cô lập hàng giờ đồng hồ. Học sinh mầm non, tiểu học khi đến trường sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Rồi việc các đơn vị thi công không che chắn, cẩu thả, thiếu sự giám sát của ngành chuyên môn, cũng tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn cho học sinh.

“Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã có văn bản, đề nghị huyện sớm chỉ đạo khắc phục tình trạng này, để công tác giảng dạy học tập được an toàn hơn trong mùa mưa bão năm nay”, bà Võ Thị Lệ nói thêm.

Thi công các công trình phòng chống sạt lở, nhưng lại gây ra những nguy cơ sạt lở, với những cái bẫy đất, đá từ trên cao, chực chờ đổ ập xuống các điểm trường. Nhiều công trình xung yếu, cấp bách phòng chống sạt lở thì chậm triển khai, trong khi mùa mưa bão 2021 đã cận kề...., là những gì đang diễn ra ở huyện Phước Sơn .

Thực trạng này rất cẩn được các cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt ưu tiên quan tâm, bởi năm học mới đã đến,và không chỉ học sinh mà hàng ngàn bà con Gié Triêng vùng sạt lở núi Phước Sơn đang sống trong cảnh nơm nớp lo sợ khi mà mùa mưa bão đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.