Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Quảng Nam: Thanh niên bị kết án 20 năm tù vì dùng dao tấn công, làm người khác tử vong

T.Nhân - H.Trường - 8 giờ trước

Ngày 5/11, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Nam mở phiên sơ thẩm, xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Chí Cường (27 tuổi, ngụ xã Tam Dân, huyện Phú Ninh) 20 năm tù về tội giết người.

Theo cáo trạng, Cường là đối tượng nghiện ma túy, đã 2 lần đưa đi cai nghiện bắt buộc. Sau khi về địa phương, do di chứng của việc sử dụng chất ma túy, nên Cường có trạng thái tinh thần và hành vi không bình thường.

Nguyễn Chí Cường bị tuyên 20 năm tù về tội giết người.
Nguyễn Chí Cường bị tuyên 20 năm tù về tội giết người.

Sáng ngày 5/12/2022, sau khi đi ăn bún cùng cha ruột tại chợ Tam Dân, Cường sang quán gần đó để mua sữa. Tại đây, Cường thấy có con dao trên ghế, nên sử dụng tấn công ông H.K. (SN 1945). Tiếp đó, Cường dùng dao tấn công vào vai ông T.V.T. (SN 1957, ngụ xã Tiên Mỹ, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) đang ăn bún gần đó, khiến nạn nhân ngã xuống đất.

Sau khi tấn công 2 người, Cường điều khiển xe máy của ông T. bỏ trốn. Trên đường đi, thanh niên này vứt dao vào thùng rác. Khoảng hơn 1 giờ đồng hồ sau, Cường đến cơ quan Công an để đầu thú, khai nhận hành vi.

Về phần ông K., mặc dù được đưa đi cấp cứu, nhưng do vết thương nghiêm trọng nên đã tử vong. Còn ông T. bị thương tích 9%.

Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Nam, nhận định, dù không có mâu thuẫn, hay quen biết với nạn nhân, nhưng do tinh thần không ổn định, nên Cường dùng dao tấn công 2 người thương vong. Hành vi này gây nguy hiểm cho xã hội, do đó đã tuyên bị cáo mức án 20 năm tù về tội giết người.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nhiều giải pháp đưa pháp luật đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Nhiều giải pháp đưa pháp luật đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa có 11 huyện miền núi, trong đó có 5 huyện vùng biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào. Đời sống người dân ở vùng miền núi, biên giới còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, vẫn còn tồn tại một số tập quán, hủ tục lạc hậu. Đặc biệt, trên địa bàn vẫn còn xảy ra tình trạng truyền đạo, vượt biên trái phép, buôn bán, vận chuyển ma túy, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Do vậy, bao năm qua, việc tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) vẫn luôn được các cấp chính quyền, ngành chức năng quan tâm thực hiện bằng nhiều giải pháp.