Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Quảng Nam thu hơn 7 tỷ đồng từ Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 6

T.Nhân - H.Trường - 07:51, 05/08/2024

Sau 3 ngày tổ chức Lễ hội Sâm Ngọc Linh lần thứ 6 - năm 2024, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đón gần 10.000 khách tham quan, mua sắm với doanh thu đem lại hơn 7 tỷ đồng.

Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 6 đã mang về cho người dân Nam Trà My hơn 7 tỷ đồng.
Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 6 đã mang về cho người dân Nam Trà My hơn 7 tỷ đồng.

Chiều 3/8, Ban Tổ chức Lễ hội Sâm Ngọc Linh Nam Trà My, cho biết: Lễ hội Sâm Ngọc Linh lần thứ VI năm 2024, với chủ đề “Ngọc Linh - Mãi mãi tự hào”, diễn ra từ ngày 1 - 3/8 có nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn, qua đó đem lại doanh thu khá lớn cho bà con huyện nhà.

Lễ hội với 5 hoạt động chính gồm: Chương trình khai mạc và biểu diễn nghệ thuật; phiên chợ Sâm Ngọc Linh và sản phẩm nông lâm sản đặc trưng miền núi tỉnh Quảng Nam; tổ chức Hội thi Sâm Ngọc Linh - đấu giá Sâm Ngọc Linh; hội thi trình diễn cây nêu; hội thi dân vũ.

Ngoài các chương trình chính trên, lễ hội còn có các hoạt động như: Đưa đón khách tham quan các địa điểm du lịch ở huyện, đưa đón khách du lịch khám phá vùng Sâm Ngọc Linh, các trò chơi dân gian văn hóa đặc trưng của đồng bào.

Ông Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết, Lễ hội đã thu hút hơn 10.000 lượt khách đến tham quan, mua sắm và tham gia các hoạt động, có hơn 50 gian hàng bày bán các sản phẩm sâm Ngọc Linh và các sản phẩm OCOP đặt trưng miền núi.

Lễ hội sâm lần này thu hút gần 10.000 người đến tham quan, mua sắm.
Lễ hội sâm lần này thu hút gần 10.000 người đến tham quan, mua sắm.

Theo thống kê của Ban Tổ chức, doanh thu trong 3 ngày diễn ra lễ hội ước đạt hơn 7 tỷ đồng. Riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh bán được khoảng 70kg, thu về gần 6 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong lễ hội lần này, có 11 hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp đã tặng những củ sâm đoạt giải để Ban Tổ chức đấu giá thu về hơn 360 triệu đồng dùng cho việc xoá nhà tạm theo lời kêu gọi của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.

Cũng tại Lễ hội lần này, Ban Tổ chức còn tổ chức Hội thi ẩm thực “Hương sắc Ngọc Linh Nam Trà My gắn kết gia đình yêu thương”, thu hút 20 cặp gia đình hội viên, phụ nữ là các đồng bào DTTS Ca Dong (nhóm địa phương thuộc dân tộc Xơ Đăng), Mnông trên toàn huyện tham gia. Ban Tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Bba và 7 giải Khuyến khích cho các đội thi.

Riêng trong ngày 1 - 2/8, Ban Tổ chức Lễ hội cũng đã triển khai 10 gian hàng ẩm thực vùng cao Ngọc Linh phục vụ người dân và du khách các món ăn ẩm thực truyền thống như: Gà nướng, cơm lam, ốc đá, thịt heo đen nướng, thịt heo xông khói…

Người người tặng sâm Ngọc Linh cho Ban Tổ chức đấu giá ủng hộ Quỹ xóa nhà tạm.
Người dân tặng sâm Ngọc Linh cho Ban Tổ chức đấu giá ủng hộ Quỹ xóa nhà tạm.

Bên cạnh đó, huyện cũng vận động hội viên, phụ nữ mang các mặt hàng nông sản như gạo đỏ, hạt mè, rau, củ quả, ốc, thịt khô, cá niêng khô… để buôn bán đã mang lại nguồn thu nhập cho chị em, bước đầu hướng dẫn tập cho chị em kinh doanh, trao đổi buôn bán hàng hóa để phát triển kinh tế.

Dịp này, UBND huyện đã khen thưởng nhiều cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác tại lễ hội.

Tin cùng chuyên mục
Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.