Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Quảng Ngãi: Hiệu quả từ những mô hình giảm nghèo

Thành Nhân - 09:20, 30/06/2020

Trong 5 năm qua (2016 - 2020), các địa phương miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai nhiều mô hình kinh tế dành cho hộ nghèo, cận nghèo. Trong đó, ưu tiên hộ nghèo là đồng bào DTTS và phụ nữ thuộc hộ nghèo trên địa bàn các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK), xã thuộc vùng An toàn khu trên địa bàn các huyện Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ và phường Phổ Minh và xã Phổ Khánh (TX. Đức Phổ).

Mô hình nuôi cá nước ngọt giúp nhiều hộ dân miền núi Quảng Ngãi thoát nghèo.
Mô hình nuôi cá nước ngọt giúp nhiều hộ dân miền núi Quảng Ngãi thoát nghèo.

Chị Đinh Thị Giấy, xã Sơn Trung, từng thuộc diện hộ nghèo nhận trợ cấp của Nhà nước, nay đã thoát nghèo. Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và vốn vay ưu đãi, chị đã mạnh dạn đầu tư nuôi gà. Được sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ khuyến nông, chị nắm vững kỹ thuật chăn nuôi nên đạt hiệu quả cao.

“Cứ thế, tôi tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi gà, thu nhập cứ thế tăng lên. Đến nay, không những tôi trả được nợ vay, mà còn có dư để lo cho con cái ăn học”, chị Giấy cho biết.

Còn gia đình anh Đinh Văn Thu, xã Sơn Long (huyện Sơn Tây) từ 5 con dê được cấp vào năm 2017, đến nay, anh đã có trong tay đàn dê gần 20 con. Anh Thu chia sẻ: Ban đầu khi nhận con giống về nuôi cũng gặp nhiều khó khăn. Song, nhờ sự hỗ trợ về kỹ thuật cũng như cách chăm sóc, nên đàn dê dần ổn định và sinh sản tốt. Thời gian qua, không những tạo được hiệu quả trong phát triển kinh tế, anh Thu còn chia sẻ con giống cho các hộ gia đình khác có nhu cầu.

Mô hình nuôi cá nước ngọt bằng lồng bè hồ Nước Trong của các hộ dân xã Trà Xinh (Trà Bồng) cũng được xem là khá hiệu quả. Gia đình anh Hồ Văn Hoa, thôn Trà Kem là một trong những hộ được hỗ trợ nuôi cá lồng bè tại hồ Nước Trong. Anh Hoa được chính quyền hỗ trợ kinh phí làm lồng bè, cá giống, thức ăn chăn nuôi. Bình quân 1 năm, anh Hoa thu hoạch 2 đợt cá thịt, với giá bán 60 - 70.000 đồng/kg, thu về hàng trăm triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, mỗi lồng cá anh thu lãi 20 - 30 triệu đồng.

Anh Hoa chia sẻ: “Trước đây, tôi chỉ trồng lúa, keo, quế… Khi được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí để nuôi cá lồng bè, tôi mạnh dạn thử sức và hiệu quả kinh tế mang lại đã giúp gia đình ổn định cuộc sống”.

Theo ông Võ Phiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, việc nhân rộng các mô hình giảm nghèo đang phát huy hiệu quả, tạo điều kiện cho các hộ nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo. “Để các mô hình khi nhân rộng phát huy hiệu quả, các cấp, ngành, địa phương phải chủ động triển khai, hướng dẫn, bám sát trong quá trình thực hiện, thậm chí cầm tay chỉ việc. Tuy vậy, chủ lực vẫn là bản thân mỗi người dân phải tự nâng cao ý thức, trách nhiệm trong làm ăn. Có như vậy công tác giảm nghèo mới thực sự hữu hiệu”, ông Phiên chia sẻ thêm.

Trong 5 năm qua, thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế trên cơ sở các mô hình đang phát huy hiệu quả, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai nhân rộng 9 mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cho 598 hộ dân, với tổng kinh phí hơn 11,5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương, vốn đối ứng của người dân, vốn vay ưu đãi và vốn khác.

Tin cùng chuyên mục
Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao với trên 60% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Nhà nước, đặc biệt là các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.