Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Quảng Ngãi: Không để thí sinh nào phải bỏ thi tốt nghiệp THPT 2023

T.Nhân - 09:30, 24/06/2023

UBND tỉnh Quảng Ngãi mới ban hành công văn chỉ đạo các cấp, ngành liên quan tập trung tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2023. Trong đó, nhấn mạnh sẽ không để thí sinh nào phải bỏ thi vì khó khăn về kinh tế, điều kiện đi lại hoặc do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu không để thí sinh nào phải bỏ thi tốt nghiệp THPT 2023 (ảnh minh họa)
Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu không để thí sinh nào phải bỏ thi tốt nghiệp THPT 2023. (Ảnh minh họa)

Được biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 13.900 thí sinh đăng kí dự thi, tăng gần 1.000 thí sinh so với kỳ thi năm ngoái. Tỉnh đã bố trí 34 điểm thi, với 714 phòng, trong đó có 608 phòng thi, 38 phòng chờ và 68 phòng dự phòng. Tổng số cán bộ, giáo viên làm công tác thi là 2.222 người. Hiện các điểm thi đã chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, camera giám sát và các vật dụng cần thiết khác phục vụ kỳ thi.

Để kỳ thi diễn ra nghiêm túc, trung thực, khách quan, an toàn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc quán triệt thực hiện Chỉ thị số 10 ngày 6/6/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; lưu ý những điểm mới trong công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và một số điểm mới căn bản trong các văn bản chỉ đạo kỳ thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và hướng dẫn của Sở GD&ĐT.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các đơn vị cần xây dựng phương án dự phòng để ứng phó, xử lý các tình huống bất thường, nhất là trong điều kiện thời tiết cực đoan, khắc nghiệt hoặc phát sinh thiên tai, dịch bệnh. Phối hợp chặt chẽ với ngành GD&ĐT trong công tác tổ chức Kỳ thi; chú trọng công tác vận chuyển, bảo quản đề thi; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, thông tin liên lạc; cung cấp điện, nước ổn định; bảo đảm các quy định phòng dịch, vệ sinh, an toàn thực phẩm tại tất cả các địa điểm diễn ra hoạt động tổ chức kỳ thi; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh được dự thi an toàn, không để thí sinh phải bỏ thi vì khó khăn về kinh tế, điều kiện đi lại hoặc do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, đồng thời không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng trong trường hợp dịch bệnh phát sinh.

Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm chuẩn bị chu đáo và triển khai tổ chức tốt hoạt động của các Hội đồng thi tại tỉnh; bảo đảm đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tổ chức kỳ thi; bố trí các điểm thi hợp lý, đáp ứng yêu cầu tổ chức thi nghiêm túc, an toàn, bảo đảm ứng phó kịp thời với các tình huống bất thường, nhất là tình huống thời tiết cực đoan, khắc nghiệt hoặc phát sinh thiên tai, dịch bệnh. Hoàn thành tập huấn đầy đủ nghiệp vụ tổ chức thi và thanh tra, kiểm tra thi; quán triệt tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật cho các đối tượng tham gia tổ chức kỳ thi.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.